Dạo quanh lịch sử Osaka (3) – Kẻ trỗi dậy nước Nhật

Ở bài Dạo quanh lịch sử Osaka (phần 1) đã giới thiệu đến bạn đọc về Osaka thời cổ đại, còn Dạo quanh lịch sử Osaka (phần 2) lại kể tiếp câu chuyện cho đến giai đoạn Thành Osaka được xây nên.

Và trong kỳ 3 này, mời các bạn cùng khám phá sâu hơn về Thành Osaka nhé!

1. Toyotomi Hideyoshi – người làm nên Thành Osaka

Hideyoshi thực chất không xuất thân từ một gia đình võ sỹ. Ông vốn xuất thân nông dân ở tỉnh Aichi, khi chiến tranh nổ ra thì được triệu tập vào quân ngũ – nói cách khác là thân phận “nửa sỹ – nửa nông".

Thế nhưng, Hideyoshi lại có tài xử trí hiếm có. Anh lính tầm thường thấp kém như Hideyoshi lại sớm lọt vào mắt xanh của chủ tướng Nobunaga và ngày càng được tin dùng.

Trong đám gia thần với nhau, Hideyoshi cũng bắt đầu có tiếng nói và trở thành người gánh vác đạo quân. Thế rồi, giữa lúc chinh chiến, chủ tướng Nobunaga bị phản bội dẫn đến mất mạng.

Hideyoshi lúc đó đang gánh vác trọng trách khác nhưng lập tức quay về báo thù cho Nobunaga, rồi đưa cháu của Nobunaga lên thay, còn bản thân mình đứng sau thao túng quyền lực.

Kế thừa quyền lực của Nobunaga, Hideyoshi cho xây dựng một toà thành hùng vĩ ở Osaka, và đó chính là Thành Osaka hiện nay.

Thành Osaka là toà thành lớn nhất nước Nhật thời đó, từ khi khởi công đến lúc hoàn thành chỉ mất một năm rưỡi. Người ta nói rằng Hideyoshi vì xuất thân thấp kém nên mới cần xây dựng một công trình khổng lồ như vậy để cho những người xung quanh thấy thực lực của mình.

Osaka sau đó cũng phát triển như một đô thị lớn. Osaka càng phát triển, địa vị của Hideyoshi càng nâng cao, để rồi lên được cả chức quan phụ tá cho Thiên hoàng là “Quan bạch" (Kanpaku, như Nhiếp chính).

Vốn chỉ xuất thân nông dân, vậy mà ông vẫn thăng tiến được đến địa vị cao thứ nhì ở Nhật. Ngày nay vẫn có rất nhiều người Nhật tôn sùng hình tượng một Hideyoshi như thế.

2. Các địa danh ở Kansai còn in dấu Hideyoshi

1. Đền Kitano-tenmangu, Kyoto

Nổi danh là nơi Hideyoshi tổ chức Kitano Ochanoyu – hội trà (tiếng Nhật là ochakai) lớn nhất trong lịch sử nước Nhật. Những hội trà được gọi là Chanoyu như vậy là nơi võ sỹ thời đó tận hưởng thú vui, có khi để hội họp cũng có khi được xem là địa điểm trang trọng.

Nhưng không dừng lại ở đó, hội trà này thật sự vượt khỏi quy chuẩn vì bất kỳ ai cũng có thể tham dự, không phân biệt thân phận hay phục trang. Đây là một trong những giai thoại được tầng lớp thứ dân ngưỡng mộ Hideyoshi truyền tụng.

Ở đền Kitano-tenmangu ngày nay, Ochanoyu vẫn được tổ chức vào những dịp lễ.

Tên địa điểm Đền Kitano-tenmangu (北野天満宮)
Website http://www.kitanotenmangu.or.jp/
Số điện thoại 075-461-000
Địa chỉ Bakuro-cho, Kamigyo-ku, thành phố Kyoto
Bản đồ
Giờ mở cửa Tháng 4~9: 5:00 ~ 18:00
Tháng 10~3: 5:30 ~ 17:30

2. Chùa Daigo-ji, Kyoto

Leo lên đến chức Kanpaku – địa vị đứng thứ nhì trên cả nước Nhật rồi, Hideyoshi trong những năm cuối đời đã ngắm hoa đào ở ngôi chùa này. Daigo-ji không khỏi khiến người ta liên tưởng đến vinh hiển của Hideyoshi. Đến nay, ngôi chùa vẫn là một danh thắng gắn liền với hoa anh đào.

Tên địa điểm chùa Daigo-ji (醍醐寺)
Website https://www.daigoji.or.jp/
Số điện thoại 075-571-0002
Địa chỉ 22 Daigo Higashioji-cho, Fushimi-ku, thành phố Kyoto
Bản đồ
Giờ mở cửa Từ 1/3 đến Chủ nhật đầu tiên của tháng 12: 9:00 ~ 17:00
Từ Chủ nhật đầu tiên của tháng 12 đến hết tháng 2: 9:00 ~ 16:30
Vé tham quan: người lớn – 600 yên; Học sinh Trung học – 400 yên; Học sinh Tiểu học trở xuống – miễn phí

3. Chùa Kodai-ji

Là ngôi chùa do Nene – chính thất của Hideyoshi xây nên để thờ phụng ông.
Entoku-in nằm cạnh bên là nơi Nene sống những ngày cuối đời. Nơi đây còn lưu lại rất nhiều di vật tưởng nhớ đến Hideyoshi.

Tên địa điểm chùa Kodai-ji (高台寺)
Website https://www.kodaiji.com/
Số điện thoại 075-561-9966
Địa chỉ 526 Kodaiji Shimokawara-cho, Higashiyama-ku, thành phố Kyoto
Bản đồ
Giờ mở cửa 9:00 ~ 17:309
Vé tham quan: người lớn – 600 yên; Học sinh Trung học – 250 yên; Học sinh Tiểu học trở xuống đi cùng phụ huynh – miễn phí (giảm giá khi mua vé combo với Entoku-in)

4. Thần xã Toyokuni (hoặc Houkoku)

Là những thần xã thờ phụng Hideyoshi. Những người xem Hideyoshi là tấm gương của sự trỗi dậy không ai là không biết những thần xã này. Chúng có mặt ở khắp vùng Kansai, từ Aichi – quê hương Hideyoshi, hay thành Osaka, cho đến Kyoto – nơi ông sống những năm cuối đời.

Kỳ tới: Dạo quanh lịch sử Osaka (phần 4), các bạn nhớ đón xem nhé!