Bi kịch của anh hùng Minamoto Yoshitsune

Trong lịch sử Nhật bản, khi nhắc tới những nhân vật được người Nhật yêu thích thì có 3 nhân vật mà chắc chắn sẽ được nêu ra, đó là Oda Nobunaga, Toyotomi HideyoshiTokugawa Ieyasu. Tuy nhiên trong bài viết này, tôi xin được giới thiệu về Minamoto No Yoshitsune, một người xuất hiện trước các nhân vật vừa nêu khoảng 400 năm.

Thời niên thiếu của Yoshitsune

Yoshitsune là em khác mẹ với Minamoto no Yoritomo, người đã có công lập nên Mạc phủ Kamakura. Thời thơ ấu ông có tên là Ushiwakamaru.

Ông sinh ra vào năm 1159, khi đó cha ông thua trong trận đánh với Taira no Kiyomori và hy sinh. Mẹ của Yoshitsune – Tokiwa Gozen là một phụ nữ vô cùng xinh đẹp. Để bảo vệ các con của mình, bà chịu trở thành tình nhân của tướng quân Taira no Kiyomori, rồi sau đó tái hôn với người trong hoàng tộc. Rồi Ushiwakamaru được gửi cho ngôi chùa Kurama-dera sâu trên một ngọn núi ở ngoại ô Kyoto, lấy tên là Shanao.

Tên gọi Chùa Kurama-dera (鞍馬寺)
Trang chủ http://www.kuramadera.or.jp/index.html
Số điện thoại 075-741-2003
Địa chỉ 1074 Kuramahonmachi, Sakyo-ku, thành phố Kyoto, Kyoto
Bản đồ
Thời gian mở cửa 9:00 ~ 16:30
Phí tham quan 300 yên (Phí đi xe cáp 1 chiều là 200 yên, học sinh tiểu học trở xuống 100 yên)

Thế rồi cũng tới lúc cần phải trở thành một vị hòa thượng thực thụ, nhưng Shanao từ chối và bỏ đi. Rồi nhờ vào duyên của tổ tiên, ông đi về phía đô thị Hiraizumi, nơi có Oshu Fujiwarashi – gia tộc đang trị vì cả vùng Tohoku.

Khi đó, vùng Tohoku, cũng như vùng Kansai có Thiên Hoàng, và vùng Kanto nơi có nhiều võ sỹ nổi loạn, là vùng có quyền lực thứ ba, và xây dựng được cho mình nền văn hóa đặc trưng riêng. Một trong những biểu tượng của nền văn hóa đó chính là Konjikido (điện màu vàng) của chùa Chuson-ji.

Hình minh họa phía trên có thể hơi khó nhìn, nhưng đúng như tên gọi “điện màu vàng", cả bên trong lẫn bên ngoài được dát vàng, từ cửa, tường, trụ tới hiên hay sàn nhà, tất cả đều được dát vàng sau khi sơn. Kinkaku-ji (Chùa vàng) là một công trình kiến trúc nổi tiếng màu vàng ở Kyoto, tuy nhiên Konjikido được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 10, nói cách khác là trước đó tới 200 năm.

Tên gọi Hiraizumi (平泉)
Trang chủ http://hiraizumi.or.jp/index.html
Số điện thoại 0191-46-2110 (Hiệp hội du lịch Hiraizumi)
Địa chỉ Hiraizumi-cho, Nishiiwai-gun, tỉnh Iwate
Bản đồ

Hoạt động trong trận chiến Genpei Gassen

Shanao lớn lên ở Hiraizumi, khi trưởng thành lấy tên là Minamoto Yoshitsune. Tới năm 1180, anh của ông là Minamoto Yoritomo khởi quân đánh Heike, Yoshitsune cũng tham gia đội quân đó.

Thực ra trước đó hai anh em Yoritomo và Yoshitsune chưa từng gặp nhau. Việc Yoshitsune đột nhiên xuất hiện, tự xưng là “em trai" khiến thuộc hạ của Yoritomo khá nghi ngờ, nhưng Yoritomo tin em mình và khóc mừng vui cho cuộc hội ngộ.

Yoshitsune được Yorimoto chọn làm phó tướng quân, xuất quân ra trận đi đánh Heike. Chiến thuật là đánh du kích, tấn công quân Heike từ phía sau, dồn chúng tới phía Tây.

Cuối cùng tới năm 1185, tại eo biển giữa tỉnh Yamaguchi và Fukuoka là Dan no Ura, ông đã đánh bại quân Heike.

Có phải tới đây, bạn đang nghĩ rằng Yoshitsune có công đánh thắng trận, sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc giàu sang của một anh hùng đúng không? Tuy nhiên, mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ như vậy.

Tấn bi kịch của Yoshitsune

Yoshitsune nói rằng “Tất cả chiến công này đều là của ta", và không hề tỏ lòng biết ơn thuộc hạ chiến đấu dưới quyền chỉ huy của mình. Không chỉ thế, ông không tuân theo mệnh lệnh của Yoritomo, tự ý tác chiến theo ý mình, thậm chí chỉ trích gay gắt khi thuộc hạ chỉ mắc một lỗi nhỏ, trở thành kiểu người mà thời nay gọi là “nhà lãnh đạo độc đoán".

Và rồi ông gặp phải sự chống đối từ phía thuộc hạ, và tin đó tới tai Yoshitomo. Vốn là người rất trân trọng mối quan hệ tín nhiệm đối với cấp dưới, nên khi nghe thấy thế, Yoritomo đã vô cùng tức giận.

Yoshitsune vội vàng viết thư để giải thích với Yoritomo, nhưng chẳng phải là kiểm điểm bản thân, mà chỉ toàn là biện minh và đổ trách nhiệm, nên Yoritomo đã không cho phép Yoshitsune quay trở về.

Yoshitsune uất ức, bèn tập hợp những người chống Yoritomo lại nhằm tấn công, thế nhưng kế hoạch bị bại lộ và ngược lại còn bị truy đuổi, Yoshitsune phải chạy trốn về quê hương Hiraizumi.

Những ngày cuối đời của Yoshitsune

Yoritomo gây áp lực với thế lực thứ ba Oshu Fujiwarashi yêu cầu “Hãy giao nộp Yoshitsune!". Fujiwara Hidehira – tướng chính của Oshu Fujiwarashi, cũng là người đã nuôi dạy Yoshitsune không hề lay chuyển, nhưng tới năm 1187 thì bệnh nặng qua đời.

Người kế thừa sau đó là Yasuhira đấu không lại với áp lực từ phía Kamakura, nên năm 1189 đã tấn công nơi ở của Yoshitsune. Yoshitsune kháng cự, nhưng thuộc hạ lần lượt hy sinh, đành chịu thua trận. Musashibo Benkei, vị tướng trung thành phục dịch Yoshitsune cả khi thuận lợi lẫn khi bị phía Kamakura đe dọa tính mạng, bảo vệ Yoshitsune đến những ngày cuối, cũng đã bỏ mạng. Ông qua đời trong tư thế đứng hiên ngang dù cho toàn thân bị tên đâm.

Yasuhira sau khi đánh bại Yoshitsune thì chặt đầu ông và gửi về cho Yoritomo. Nhật Bản thời đó có tục lệ chặt đầu đối thủ để chắc chắn là đã đánh thắng. Thế nhưng, Yorimoto lại nói “Ta đâu có ra lệnh phải giết!", rồi tấn công Hiraizumi. Từ đó Oshu Fujiwarashi, nơi từng tự hào sánh ngang với Kyoto nơi có Thiên hoàng, hay Kamakura nơi có tướng quân Minamoto no Yoritomo, đã bị tàn phá tan hoang.

Sự nổi tiếng của Yoshitsune

Bước vào thế kỷ 17, thời kỳ Edo, khi các tác phẩm văn học của giới bình dân được biết đến, người ta không còn để ý đến mặt tự làm tự chịu của Yoshitsune nữa, mà có rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết nhấn mạnh đến mặt “người anh hùng có tài binh pháp, nhưng bị anh trai ruồng bỏ, phải chịu cái chết bất đắc kỳ tử", nhận được sự thương cảm của người đời.

Mức độ nổi tiếng của ông thời đó lớn tới mức, kể cả những tiểu thuyết hoàn toàn chẳng liên quan gì tới ông mà không có ông xuất hiện thì cũng bị mọi người phàn nàn. Khắp các địa phương trên nước Nhật đều còn những câu chuyện như “Yoshitsune đã đi qua con đường này" hay “Yoshitsune đã ngồi lên tảng đá này"

Cả thời nay Yoshitsune vẫn còn nổi tiếng, vì tất cả các tác phẩm được vẽ vào thời đó đều có nhân vật chính là Yoshitsune. Ngoài ra trong tiếng Nhật có từ Hougan Biiki (判官贔屓), từ này cũng có quan hệ với Minamoto no Yoshitsune. Cụm từ này chỉ trạng thái tâm lý thương cảm cho người có địa vị thấp yếu mà quên đi luân lý hay những phán đoán khách quan, dễ dàng đứng về phía họ. Trong đó, từ Hougan (判官) chính là từ chỉ chức vụ thời đó của Minamoto Yoshitsune.

Nếu bạn có cơ hội tới Nhật, và nhìn thấy tranh vẽ hoặc tượng võ sỹ mặc giáp, thì rất có thể đó chính là Minamoto no Yoshitsune đấy.