Trẻ nhỏ có cần đánh răng không?

Thói quen đánh răng sau khi ăn

“Con ăn xong rồi. Con đi đánh răng đây!!!”. Con trai 11 của tôi luôn tiến đến bồn rửa mặt ngay sau khi ăn xong. Nhìn dáng điệu con như vậy tôi lại mừng thầm vì mình đã tập cho con thói quen kết thúc bữa ăn bằng việc đánh răng.

Răng sữa là gì?

Răng sữa sẽ mọc lần lượt khi em bé được từ 6 – 9 tháng tuổi, bắt đầu từ răng cửa hàm dưới. Đến khoảng 2 tuổi rưỡi, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới cũng sẽ mọc từng chiếc một. Từ 6 tuổi trở đi, răng vĩnh viễn (răng người lớn) sẽ mọc thay thế. Mất khoảng 6 năm để trẻ có hàm răng 28 chiếc như người lớn.

Trước đây có những bậc phụ huynh nghĩ rằng đằng nào cũng thay răng đâu cần bắt bọn trẻ đánh răng từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên, giống như chuyện tôi kể ở đoạn đầu, điều quan trọng chính là “thói quen đánh răng”. Nếu con không đánh răng từ khi mới bắt đầu có nhận thức thì đến khi đến lúc được bảo rằng “Giờ con phải đánh răng rồi vì lần này là răng vĩnh viễn đấy” thì khó mà có chuyện con con chăm sóc răng miệng tốt được. Một khi bạn đã tạo ra một môi trường để con dễ bị sâu răng rồi thì bạn cần phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện nó.

Ngoài ra, xét về mặt cấu trúc, răng sữa nhạy cảm với axit hơn là răng vĩnh viễn. Bởi vì trong răng có các phần cứng bảo vệ dây thần kinh bên trong răng được gọi là men và ngà răng, mà phần men và ngà răng ở răng sữa rất mỏng.

Hơn nữa, không giống như những tổn thương bên ngoài có chảy máu hay sưng tấy, người lớn rất khó nhận biết các vấn đề bên trong miệng của trẻ. Trẻ cũng khó có thể nói cho cha mẹ biết chính xác vấn đề của mình vì đây là lần đầu tiên trẻ cảm thấy ê buốt hay đau nhức răng.

Vậy là đến khi phát hiện ra thì đã muộn, răng sữa đã bị sâu nặng và không có cách nào khác ngoài việc nhổ bỏ. Khi một chiếc răng sữa biến mất, những chiếc răng ở cả hai bên sẽ nghiêng về phía khoảng trống, vô tình thu hẹp chỗ dành cho cho răng vĩnh viễn. Cứ như thế, các răng vĩnh viễn sẽ không mọc ở đúng vị trí của chúng và trẻ sẽ không có một hàm răng ngay hàng thẳng lối. Khi mà răng đã mọc lởm chởm, không đều nhau rồi thì ngay cả người lớn cũng khó mà đưa bàn chải chạm đến tất cả các kẽ hở giữa các răng. Nếu cần tìm một nguyên nhân làm tăng nguy cơ sâu răng ở những chiếc răng vĩnh viễn đã mọc thì đó chính là trẻ không có thói quen đánh răng khi còn nhỏ.

Hãy bắt đầu bằng việc lau răng sữa

Ngay từ khi con mọc răng sữa, tôi đã bắt đầu mang theo miếng bông lau dành cho răng sữa (được đóng gói từng cái) và lau răng nhẹ nhàng cho con.

Khi con được 7 tháng tuổi, tôi được hướng dẫn cách chải răng cho con tại một buổi khám trẻ sơ sinh trong ở khu vực nhà tôi và nhận được một bàn chải đánh răng nhỏ cho con. Đầu bàn chải rộng bằng hai chiếc răng sữa, đầu lông tròn và mềm.

Miệng của em bé rất dễ bị tổn thương, và có các nếp gấp niêm mạc giữa mặt sau của môi trên và nướu của răng cửa được gọi là “phanh”. Khi phanh to ra, chúng sẽ mỏng hơn và di chuyển ra xa răng nhưng hãy chú ý nhẹ nhàng nâng môi lên khi lau hoặc đánh răng sữa để tránh làm tổn thương phanh.

Có lẽ vì con trai tôi đã quen với bông lau răng nên con đã làm quen với bàn chải đánh răng một cách suôn sẻ. Con chưa bao giờ khó chịu với việc đánh răng cả. Công cuộc bảo vệ sức khỏe răng miệng phải bắt đầu từ lúc con còn bé như thế đấy các bạn ạ.