Tranh mộc bản Nhật

Đôi nét về tranh mộc bản Nhật

Tranh mộc bản (木版画 – mokuhanga) là một loại hình tranh được biết đến qua những bức hoạ ukiyo-e và áp dụng chủ yếu trong kỹ thuật in sách. Cùng với ukiyo-e, tranh mộc bản làm nên biểu tượng nghệ thuật Nhật Bản thời kỳ Edo (1603 – 1868) nổi tiếng khắp thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến các trường phái nghệ thuật phương Tây.

Ukiyo-e hay tranh phù thế (浮世絵) là một loại tranh được lưu truyền trên khắp Nhật Bản từ giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 20, chủ đề xoay quanh đời sống sinh hoạt của con người đương thời cũng như những câu chuyện, sự vật, phong cảnh mà họ tai nghe mắt thấy.

Mokuhanga – tranh mộc bản Nhật

Asuka (Nara) là nơi tranh mộc bản du nhập vào Nhật Bản. Theo ghi ghép, tranh mộc bản lần đầu xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 764. Sau khi trấn áp Biến loại Emi (764), hoàng hậu Kōken đã cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa nhỏ bằng gỗ thay lời cảm tạ và trong mỗi ngôi chùa đều có một bức tranh mộc bản khắc kinh Phật (hyakumantō darani). tranh mộc bản kinh Phật Lúc bấy giờ, các nhà sư trong chùa bắt đầu tự làm sách và kinh Phật giáo mộc bản – khắc gỗ như một cách thức tu hành và dâng lễ.

Sau đó, tranh mộc bản phát triển như một ngành kinh doanh xuất bản cho giới quý tộc, chẳng hạn như sách thờ cúng, cầu nguyện và sách luật quân sự cho samurai, v.v.. Sự nở rộ của văn hoá đại chúng trong thời kỳ Edo đã mở ra giai đoạn phát triển hưng thịnh của tranh mộc bản. kinh Phật được làm theo phương pháp mộc bản Đặc điểm của nghệ thuật tranh khắc gỗ thời kỳ này là các hoạ sĩ và thợ điêu khắc, thợ mài sơn cùng phối hợp với nhau tạo ra một tác phẩm cũng như tái hiện màu sắc bức tranh dưới sự quản lý của nhà xuất bản (hanmoto). Bằng cách hệ thống hoá phương thức sản xuất, phân công lao động nhịp nhàng như một ngành công nghiệp gọi là in khắc gỗ truyền thống, những người thợ thủ công với chuyên môn cao đã làm việc miệt mài hằng ngày, các kỹ thuật in khắc gỗ dần được nâng cao và năng suất cải thiện đáng kể.

Cơn mưa bất chợt qua cầu Shin-Ōhashi bridge và Atake (1857)

Sự ra đời của những tác phẩm nghệ thuật tranh mộc bản nổi tiếng đương thời tạo tiếng vang trên khắp thế giới. Kỹ thuật in tranh mộc bản của Nhật bắt đầu nổi tiếng và trở nên phổ biến rộng rãi vào thời kỳ ấy.

Awabi-tori, Utamaro
“Awabi-tori”, Utamaro

Bước sang kỷ nguyên hiện đại, nước Nhật đạt được sự phát triển vượt bậc cùng với việc mở rộng giao lưu với các nước khác trên thế giới. việc in ấn hàng loạt bằng máy móc kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi đáng kể thị trường in ấn Nhật Bản lúc bấy giờ, cuộc khủng hoảng của ngành in tranh mộc bản cũng bắt đầu từ đây. tranh mộc bản cá hồi Song, nhằm bảo tồn phương pháp in khắc gỗ truyền thống độc đáo của Nhật Bản và phát triển hơn nữa các tác phẩm nghệ thuật mang tầm đẳng cấp thế giới, các đơn vị xuất bản và đội ngũ nghệ nhân, nhà văn đã cùng kết hợp để tạo nên các bức tranh mộc bản với kỹ thuật mới, sáng tạo hơn. Các bậc thầy trong nghệ thuật tranh mộc bản của Nhật Bản phải kể đến là Andō Hiroshige, Katsushika Hokusai và Kitagawa Utamaro. Hàng nghìn, hàng vạn bức tranh mộc bản được ra đời từ bàn tay của những con người sống ở các thời đại khác nhau được truyền lại cho đến thế hệ ngày nay.

Chế tác tranh mộc bản

Trong khi tranh thông thường được sử dụng bằng sơn màu thì tranh khắc gỗ Edo tái hiện màu sắc bằng cách kết hợp màu giấy Nhật (washi) với màu sắc của sơn màu. Nguyên liệu dùng để chế tác tranh mộc bản chủ yếu là gỗ cây hoa anh đào. Kết cấu mịn và độ bền vân gỗ anh đào rất phù hợp với các bản in khắc gỗ. tạo bản in khắc gỗ Một bức tranh mộc bản hoàn thiện theo phong cách truyền thống Nhật Bản cần có sự kết hợp kỹ thuật giữa các hoạ sĩ, thợ điêu khắc, thợ mài (chà) sơn.

Đầu tiên cần phải vẽ bố cục chính của bức tranh gốc lên giấy Nhật (washi), loại giấy mỏng nhưng rất bền. Tranh trong công đoạn này chỉ có hai màu đen và trắng. chế tác tranh mộc bản Sau đó người ta sẽ dán tờ giấy lên một khối gỗ và bắt đầu chạm khắc theo các chi tiết bố cục. Nghe bảo cần phải đào tạo hơn 10 năm mới được công nhận là thợ khắc gỗ. Bởi quá trình chạm khắc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ thuật thao tác thủ công cao. Độ khắc quá sâu hoặc quá nông sẽ ảnh hưởng đến quá trình cọ xát (bôi màu) tiếp theo. Công đoạn này người thợ sử dụng hơn 10 loại đục lớn nhỏ tùy theo cách khắc họa, vì vậy cần phải luôn giữ được độ sắc bén của các dụng cụ. khắc chi tiết trên bản gỗ tranh mộc bản Sau khi đã khắc hình lên khối gỗ, người nghệ sĩ thực hiện tô màu. Tiếp theo, họ đặt một tờ giấy đã làm ướt lên trên và sử dụng một dụng cụ phẳng có tên là baren để in (chà xát) màu lên tờ giấy. Để in nhiều màu khác nhau, người nghệ sĩ cần phải lặp lại toàn bộ quá trình, bao gồm chế tạo bản gỗ và in màu lên tranh. chế tác tranh mộc bản 01 chế tác tranh mộc bản 02 Công đoạn chà xát để in màu (hay gọi là surishi) này có nhiều kỹ thuật khác nhau để cho ra nhiều phong cách tái hiện màu độc đáo. Ví dụ như lực chà xát nhẹ nhàng sẽ cho ra nét màu với hiệu ứng mờ, mềm mại, hay chà xát mạnh cho ra nét màu sống động và đường viền đậm nét.tranh mộc bản hiện đạiCông đoạn nào cũng đòi hỏi người thợ tập trung cao độ, thao tác kỹ thuật chính xác. Mỗi một bức tranh mộc bản được hoàn thiện chính là một công trình nghệ thuật ghi lại cuộc sống của những người dân thường, chạm khắc niềm vui và những ước mơ và khát vọng sống.

Muôn vẻ tranh mộc bản Nhật

Trong kho tàng tranh mộc bản Nhật, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng được tôn vinh lên hàng kiệt tác suốt hàng thập kỉ qua, ảnh hưởng sâu sắc đến các trường phái nghệ thuật trên thế giới. Vườn mơ ở Kameido Đây là tác phẩm tranh mộc bản Vườn mơ ở Kameido (亀戸梅屋舗, Kameido Umeyashiki), thuộc trường phái ukiyo-e của hoạ sĩ người Nhật Hiroshige, xuất bản vào năm 1857 và là bản in thứ 30 trong loạt tranh Một trăm góc nhìn nổi tiếng của Edo. Tranh vẽ một vườn mơ đang trổ hoa với những gam màu đỏ tươi, xanh dương, xanh lá và đen sẫm rất ấn tượng.

Khác với quan điểm hội họa trên giấy thông thường là cố gắng tái hiện hình ảnh trong tranh chân thật nhất có thể, trong tranh mộc bản nghệ nhân thường ít quan tâm đến chiều sâu hay tỉ lệ kích cỡ. Nhà tắm phụ nữ,’ Torii Kiyonaga Thay vào đó, tranh mộc bản tập trung vào kỹ thuật thiết kế những hình khối mạnh mẽ và nét vẽ dứt khoát. Phong cách này thể hiện rõ trong tác phẩm Nhà tắm phụ nữ (năm 1780) của họa sĩ Kiyonaga. Có thể thấy rõ bức tranh mộc bản thu hút người xem tập trung vào những gam màu nổi bât, chủ đề trong tranh và những hình dạng kết cấu thay vì tìm kiếm độ chân thật.

“Kanbara”, Andō Hiroshige
“Kanbara”, Andō Hiroshige
“Tam đại mỹ nhân”, Kitagawa Utamaro (1793)
“Tam đại mỹ nhân”, Kitagawa Utamaro (1793)

Trong trường phái tranh mộc bản, phụ nữ Nhật Bản từ geisha, hoàng tộc cho đến thường dân với biểu cảm khắc kỷ, quần áo trau chuốt, dáng vẻ thùy mị luôn là chủ đề bất tận được khai tác một cách tinh tế. Phải kể đến Utamaro, một nghệ nhân nổi tiếng với những tác phẩm bijin ōkubi-e cận cảnh khuôn mặt và phần thân trên của phụ nữ nhằm tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của họ.tranh mộc bản Nhật bản Đúng như tinh thần của trường phái tranh phù thế ukiyo-e, các chủ đề về nội thất tối giản trong kiến trúc nhà cửa Nhật Bản hay thiên nhiên cũng là các chủ đề quen thuộc khắc hoạ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Sơn Thủy Mộc Bản Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến niềm tự hào của người dân Nhật Bản – tác phẩm Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa (神奈川沖浪裏 – Kanagawa-oki nami ura). The Great Wave off Kanagawa Bức tranh mộc bản của danh hoạ ukiyo-e Hokusai ra đời vào khoảng năm 1829 và 1833 (cuối thời Edo) là bản in đầu tiên trong loạt 36 bức tranh phác họa 36 góc nhìn khác nhau về núi Phú Sĩ. Có thể nói đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hokusai và là một trong những tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng nhất trên thế giới tạo nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ và người xem trong hơn 200 năm nay.

Bạn có thể tìm mua hoặc tham khảo thêm nhiều tranh mộc bản đặc sắc Nhật tại đây: https://takezasado.com/

Tổng kết

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tranh mộc bản Nhật với kho tàng tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng vang khắp thế giới đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở Phù Tang. Tại Việt Nam, tranh mộc bản cũng được du nhập từ Trung Quốc từ khá sớm và vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như một loại hình di sản văn hóa đang được bảo vệ và phát huy. Bạn có biết tác phẩm tranh mộc bản nổi tiếng nào ở Việt Nam không?