Bingata – Nghệ thuật nhuộm truyền thống Okinawa

Đặt chân đến vùng đảo Okinawa ở cực Nam Nhật Bản, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gam màu nhiệt đới rực rỡ từ biển cả, mây trời và hoa cỏ. Có thể nói Okinawa khoác lên mình vẻ phóng khoáng, tươi vui đầy khác biệt so với phần còn lại của Nhật Bản.

Hơn hết, tình yêu và niềm tự hào dành cho thiên nhiên đã được các thế hệ cư dân Okinawa gửi trọn vào nghệ thuật nhuộm truyền thống Bingata (紅型).

Bingata (紅型)

Trong tiếng Nhật, có nghĩa là màu sắchoạ tiết. Từ đây có thể thấy đặc trưng của Bingata là thể hiện những mảng màuhoạ tiết đậm chất Okinawa.

Theo cư dân địa phương, nghệ thuật Bingata có mặt từ khoảng thế kỉ XIV – XV.

Những sản phẩm gọi chung là Bingata dựa vào kiểu phối màu có thể phân thành hai dòng sản phẩm riêng biệt:

Eigata (藍型): màu chàm, tông trầm

Bingata (紅型): màu tươi sáng như vàng, đỏ, xanh lá, tím, xanh dương, v.v.

Bingata với màu rục rỡ (ảnh: The Bach Project Okinawa | Yo-Yo Ma)
Eigata với màu chàm đặc trưng (ảnh: びんがた工房「くんや」)

Để đến gần hơn với nghệ thuật nhuộm lâu đời này, hãy cùng nghệ nhân Bingata lần lượt đi qua các bước chế tác bạn nhé!

Chế tác Bingata

1. Katahori (型彫り) – Điêu khắc khuôn giấy họa tiết

Mọi tác phẩm nhuộm Bingata đều bắt đầu bằng việc lên ý tưởng hoạ tiết và điêu khắc khuôn giấy.

Riêng về chế tác khuôn giấy, người Nhật cũng phát triển nhiều kỹ thuật khác nhau và đúc kết trở thành nghề thủ công truyền thống đã hơn 1.000 năm.

Nghệ thuật giấy hoa văn Ise katagami (tỉnh Mie) | WAppuri

Ảnh trên là rukujyu (ルクジュー) dụng cụ lót bên dưới khuôn giấy khi điêu khắc. Nhìn vào vẻ ngoài thì khó mà biết được nó vốn là một miếng đậu khuôn phơi khô bạn nhỉ?

Theo các nghệ nhân Bingata, nhờ có trợ thủ đặc biệt này mà dù có phải thao tác liên tục trong thời gian dài thì những đường khắc vẫn luôn giữ được chất lượng ổn định.

Như đã giải thích, màu sắc và họa tiết của nhuộm Bingata thường được lấy cảm hứng từ chính vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất nhiệt đới Okinawa. Thiên nhiên nhiệt đới đi liền với hình ảnh biển cả, núi rừng và những loại cây đặc trưng như cây chuối, cây dừa, v.v..

(ảnh: 紅型工房 守紅)
(ảnh: 紅型工房 染虫)
(ảnh: photoAC)

Ngoài những hình ảnh trên, bạn còn có thể bắt gặp các họa tiết liên quan đến rồng, kỳ lân hay chim phượng hoàng trên các bộ trang phục truyền thống.

Trước khi được sát nhập vào Nhật Bản vào năm 1879, Okinawa vốn là một vùng đất độc lập gọi là Vương quốc Ryukyu (琉球王国). Do vị trí địa lý gần với các nước Đông Nam Á và Trung Hoa đại lục, văn hóa và kiến trúc của đảo phần nào chịu ảnh hưởng từ các quốc gia này.

Kiến thức bên lề về lịch sử Nhật Bản – Vương quốc Ryukyu | WAppuri
(ảnh: 城紅型染工房)
(ảnh: photoAC)

Có thể bạn chưa biết, có một cuộc thi thường niên dành riêng cho các nhà thiết kế hoạ tiết Bingata là “Ryukyu Bingata Design Contest” do ngân hàng Ryukyu (Okinawa) tổ chức lần đầu vào năm 1992 và cho tới nay đã trải qua 30 cuộc thi

Các thiết kế được lựa chọn trao giải mang vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại, không chỉ tôn vinh thiên nhiên tươi đẹp mà còn lồng ghép các chi tiết kiến trúc đặc trưng của Okinawa.

2. Kataoki (型置き) – Sao chép hoạ tiết lên vải

Loại hồ dùng để sao chép hoạ tiết được làm thủ công từ những nguyên liệu tự nhiên là bột gạo, đường và muối.

(ảnh: 紅型工房 守紅)

Bước này yêu cầu người thợ phải thật chính xác khi đặt khuôn giấy, tránh làm lệch vị trí những đoạn nối họa tiết. Ngoài ra còn phải chú ý đến lực dùng cọ và tay phải mạnh và đều như nhau.

3. Irozukuri (色作り) – Pha màu

Bên cạnh đậu khuôn khô rukujyu, nghệ nhân Bingata cũng sử dụng đậu nành để pha màu đấy!

Những hạt đậu sau khi ngâm qua đêm sẽ được đem giã nhuyễn và vắt khô thu lấy nước, phần dung dịch này gọi là gojiru (呉汁). Màu sắc trang trí được pha bằng cách kết hợp theo tỉ lệ giữa bột màu và nước gojiru.

Những lọ màu từ nước đậu khi để lâu sẽ có hiện tượng tách lớp như hình bên dưới.

(ảnh: 知念紅型研究所)

4. Irozashi (色差し) – Tô màu họa tiết

Trước khi đến bước này, bề mặt họa tiết sẽ được quét thêm một lớp nước đậu gojiru để giúp màu chính lên đúng tông và sắc nét hơn.

(ảnh: readyfor.jp)

Các tác phẩm nhuộm Bingata mặc dù sử dùng bột màu nhưng bề mặt hoạ tiết sau khi hoàn thiện không hề bị sần sùi. Đó là do nghệ nhân sử dụng bộ cọ komihake (込み刷毛) và kỹ thuật đưa màu thấm sâu vào bên trong sợi vải.

5. Kumadori (隈取) – Tạo hiệu ứng 3D cho hoạ tiết

Có thể nói đây là điểm độc đáo nhất của nghệ thuật nhuộm Bingata.

Sau những nét chấm phá tạo hiệu ứng đổ bóng, toàn bộ chi tiết trang trí sẽ hiện lên cực kì sống động. Kết hợp với tông màu nhiệt đới rực rỡ, mỗi tác phẩm Bingata đều thành công trong việc lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đảo đầy mê hoặc này.

(ảnh: 紅型工房 染虫)

6. Mushi (蒸し) – Hấp vải

Tiếp đến, để màu hoạ tiết nhanh khô và bám lâu, vải sẽ được đem đi hấp ở 100°C. Bên dưới là hình ảnh lò hấp thủ công vẫn còn được sử dụng đến tận ngày nay.

(ảnh: びんがた工房)

7. Mizumoto (水元) – Xả vải với nước

Bằng cách này toàn bộ lớp bột màu thừa và phần hồ bám trên bề mặt vải sẽ được loại bỏ, vải cũng vì thế mà trở nên mềm mại hơn.

(ảnh: 紅型工房 守紅)

8. Noribuse (糊伏せ) – Bôi hồ cho hoạ tiết

Trong quá trình tạo ra sản phẩm nhuộm, có hai bước được chú ý nhiều nhất là lên màu hoạ tiết và nhuộm màu vải.

Ở kỹ thuật Bingata, noribuse được coi là bước chuẩn bị trước khi thực hiện nhuộm màu nền. Nghệ nhân bắt buộc phải phủ lên toàn bộ họa tiết một lớp hồ (giống loại dùng ở bước 2) để tránh màu nhuộm mới lem vào.

(ảnh: 紅型工房 守紅)
(ảnh: 知念紅型研究所)

9. Jizome (地染め) – Nhuộm màu nền vải

Bước này không dùng bột màu pha nước đậu nữa mà sẽ sử dụng loại khác chuyên dùng để nhuộm màu vải.

Tìm hiểu thêm về phương pháp nhuộm truyền thống của Nhật Bản:

Nghệ thuật nhuộm truyền thống Nhật Bản | WAppuri

(ảnh: 知念紅型研究所)

Sau bước này, vải sẽ được đưa trở lại lò hấp và thêm một lần xả nước nữa trước khi hoàn thiện.

(ảnh: 知念紅型研究所)

10. Kansou (乾燥) – Phơi khô

Sản phẩm được kéo căng và phơi khô tự nhiên.

(ảnh: 知念紅型研究所)

Nghệ thuật nhuộm Bingata xưa và nay

Vào thời vương quốc Ryukyu xưa, sản phẩm Bingata chủ yếu được sử dụng trong tầng lớp hoàng tộc, võ sĩ và các gia đình giàu có.

Hoạ tiết obi (ảnh: 知念紅型研究所)
Hoạ tiết Okinawa trên trang phục kimono (ảnh: 知念紅型研究所)

Ngoài ra còn có cả những nghệ sĩ múa dân gian Ryukyu-buyou (琉球舞踊).

(ảnh: 知念紅型研究所)

Theo thời gian, nghệ thuật Bingata cũng dần trở nên gần gũi hơn với du khách trong và ngoài nước. Điều này phần nào nhờ có những sáng tạo độc đáo, bắt kịp xu hướng hiện đại như thế này:

(ảnh: 知念紅型研究所)
(ảnh: BINRYU)
(ảnh: 紅型工房 守紅)
(ảnh: 紅型工房 守紅)
(ảnh: 紅型工房 守紅)

Bạn đã lên kế hoạch du lịch Okinawa chưa? Đừng bỏ lỡ những sản phẩm Bingata bên trên làm món quà lưu niệm đậm chất Ryukyu nhé!