Bí quyết xin lỗi trong kinh doanh (2) – những lưu ý cần tránh khi xin lỗi

Trong công việc hằng ngày không tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm hay thất bại, những lúc như vậy chúng ta cần phải nói lời xin lỗi để thể hiện thiện ý biết lỗi của bản thân. Nhưng, tuỳ thuộc vào cách xin lỗi và thời điểm bạn nói lời xin lỗi nó sẽ thay đổi cảm xúc của đối phương, cũng không ít trường hợp lời xin lỗi nói ra lại gây tác dụng ngược lại. Do đó việc xin lỗi dựa theo hoàn cảnh là rất quan trọng.

Xem bài viết ở chuyên mục trước tại đây:

Bí quyết xin lỗi trong kinh doanh (1) – Hãy truyền tải cảm giác hối lỗi

Tiếp nối nội dung chuyên mục lần trước, trong bài viết lần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số lưu ý về nghệ thuật khi nói lời xin lỗi. Hãy cùng ghi nhớ một số mẹo về cách xin lỗi theo những hoàn cảnh khác nhau nhé!

Ngoại hình là một yếu tố quan trọng đấy!

Bạn đừng quên khi chúng ta nói lời xin lỗi ai đó, cũng cần phải sửa soạn lại trang phục cũng như chỉnh trang bề ngoài nhé. Một lời xin lỗi quá sơ sài và cứng nhắc thì hoàn toàn không thể hiện được thiện chí muốn xin lỗi và biết lỗi được. Và lúc đó, có thể thành ý muốn xin lỗi của bạn ngược lại sẽ càng bị đối phương nghi ngờ hơn nữa.

Bạn cần lưu ý trang phục không nên quá màu mè, như cánh nam giới thì chỉ cần trang phục vest tone màu xám đi kèm cà vạt đơn giản, còn phái nữ cũng nên chọn trang phục với tone màu tương tự kèm với đó là lớp trang điểm vừa phải tạo ấn tượng sạch sẽ chỉn chu cho đối phương.

Ngoài ra, bạn đừng quên cũng cần phải chú ý đến việc sửa soạn cả tóc tai nữa nhé. Tóc tai gọn gàng cũng quan trọng lắm đấy. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là hạn chế việc xuất hiện với bộ dạng “đen toàn tập", như vậy ngược lại sẽ gây cho đối phương cảm giác u ám và có ấn tượng không tốt.

Một điều quan trọng trong bí quyết xin lỗi đó là bạn phải luôn giữ một biểu hiện thành khẩn. Và đương nhiên là vẻ mặt cười toe toét khi xin lỗi đối phương thì không thể nào chấp nhận được. Ngoài ra khi xin lỗi, chúng ta cần phải giữ một thái độ thành khẩn với biểu hiện hối lỗi và lưu ý là tránh việc không nhìn vào mắt đối phương khi xin lỗi. Hãy cố gắng nhìn vào mắt đối phương với nhịp độ thích hợp và vừa phải nhé!

Tư thế khi nói lời xin lỗi và thái độ cần tránh là gì?

Điều cần ghi nhớ đầu tiên trong tư thế khi xin lỗi đó là luôn đứng thẳng người. Sau đó cúi gập người một góc 45 độ và thành khẩn nói xin lỗi như “Tôi rất xin lỗi vì đã gây cho bạn cảm giác khó chịu", v.v…

Lưu ý là khi xin lỗi cần tránh những hành động như khoanh hai tay ra sau lưng. Ngoài ra thì bạn cần giữ tư thế cúi đầu xuống trong một thời gian ngắn khi xin lỗi đối phương. Hành động vừa nói dứt lời xin lỗi xong, ngẩng đầu lên ngay lập tức sẽ gây cho đối phương cảm giác lời xin lỗi của bạn chưa thành thật.

Cũng có những trường hợp vì quá căng thẳng nên không thể thốt ra được câu nào. Tuy nói là do căng thẳng hồi hộp, nhưng việc im lặng không nói ra lời nào lại hoàn toàn không tốt khi bạn muốn xin lỗi đối phương. Ngược lại nó có thể gây cho đối phương cảm giác tức giận hơn nữa như “Rốt cuộc là bạn đến đây với mục đích gì?". Tóm lại, dù có căng thẳng đến mức nào đi nữa, bạn cũng nên nỗ lực tìm một cách nói để thể hiện thành ý muốn xin lỗi đối phương của mình.

Đương nhiên có thể cũng sẽ có hoàn cảnh bạn mắc phải sai lầm hay những tình huống cần phải trao đổi lại với đối phương. Nhưng nếu những lúc như vậy, nếu bạn cứ viện vào lý do đó và kéo dài thời gian thì mọi thứ sẽ chỉ trở thành lời nguỵ biện mà thôi. Dù tình huống có như thế nào đi nữa thì lời xin lỗi vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, cũng có trường hợp nhiều người chọn cách nói như là “Chỉ là hiểu lầm…" khi nói lời xin lỗi. Nhưng, thật ra cách nói này nó chỉ thể hiện đánh giá chủ quan về sự việc của cá nhân bạn và nó sẽ gây cho đối phương cảm giác khó chịu hơn nữa như là người có lỗi lại chính là đối phương chứ không phải bạn. Do đó những cách nói khi xin lỗi đối phương như “…nhưng mà…", “…tuy nhiên…", “nó chỉ đơn giản là lời nói nhưng mà…" v.v… cần phải lưu ý không nên dùng. Vì những cách nói như vậy sẽ gây cho đối phương cảm giác bạn chưa hoàn toàn thành ý xin lỗi và nhận lỗi sai của mình.

Trong bài viết ở chuyên mục lần trước đã đề cập đến nội dung về tầm quan trọng của việc biểu hiện sự đồng cảm của đối với cảm xúc đối phương. Còn trong bài viết ở chuyên mục lần này, bạn hãy lưu ý về thái độ khi xin lỗi đối phương như không được cắt lời khi đối phương đang nói và đừng quên bạn cần cho đối phương thấy được thái độ thành khẩn và biết lỗi của bản thân nhé!