em bé biếng ăn

Trẻ em và dinh dưỡng (giai đoạn bắt đầu sinh hoạt chung) – Những đứa trẻ “biếng ăn”

Những đứa trẻ “biếng ăn”

Tại cuộc họp phụ huynh ở trường mẫu giáo, trong số những vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng, một chủ đề luôn được đưa ra thảo luận chính là tình trạng trẻ “biếng ăn”. Ở nhà trẻ có xu hướng phân biệt rõ ràng giữa món ăn trẻ thích và không thích, cũng khăng khăng trong việc ăn hoặc không ăn điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng “đau đầu”.

bé gai không muốn ăn

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi con ăn không hết phần thức ăn đã lấy ra bát, các phụ huynh băn khoăn liệu chẳng hạn như “Chỉ ăn mỗi món này liệu có tốt cho sự phát triển của bé nhà mình không?”, “Bé con mình cần ăn nhiều hơn thì mới chơi ngoan và khoẻ mạnh được phải không?”, v.v. Tuy nhiên trên thực tế, cân nặng và chiều cao của trẻ không nhất thiết phải đạt được đến ngưỡng bình thường của biểu đồ “đường cong tăng trưởng” (biểu đồ thể hiện chỉ số cơ thể tiêu chuẩn theo từng độ tuổi), chỉ cần các chỉ số này vẫn tăng đều qua các năm là được.

Đối với những bé không ăn nhiều, dạ dày và ruột non của bé có thể tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả chỉ với một lượng nhỏ thức ăn. Thêm vào đó, khi tuổi tác tăng lên, trung khu thần kinh chịu trách nhiệm về cảm giác thèm ăn cũng sẽ phát triển hơn và các bé cũng sẽ dần trở nên dễ ăn hơn. Thay vì quá lo lắng về “số lượng” mà con ăn, hãy quan tâm đến việc con ăn có ngon miệng không, khi ăn con có thấy vui không, con có ăn nhiều loại thực phẩm không chẳng hạn.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn ~Bộ đồ ăn và thời gian~

Để giúp trẻ cảm thấy không phải ăn quá nhiều thức ăn, bố mẹ hãy xem lại kích cỡ bộ đồ ăn trẻ thường dùng. Cùng một lượng thức ăn nhưng dọn trên chiếc đĩa to trông sẽ đỡ “khủng khiếp” hơn là được múc đầy trong một chiếc chén nhỏ phải không nào. Các bố mẹ có thể thử dỗ dành trẻ theo kiểu “Giờ con đã là anh/chị rồi, lớn rồi, dùng đồ của người lớn luôn được không nè” và đổi chén đũa của trẻ sang chén đũa của người lớn xem sao. Biết đâu với kích cỡ của bộ đồ ăn người lớn có thể mang lại cho trẻ cảm giác rằng đồ ăn không quá nhiều như mọi khi và có lẽ với lượng đồ ăn ấy trẻ sẽ ăn hết được thì sao.

bé gái thích ăn uống

Tiếp theo là đến thời gian, hãy giới hạn thời gian ăn của trẻ trong vòng 30 phút. Điều này bắt nguồn từ việc dù chỉ ăn một lượng ít nhưng trong vòng 30 phút sau lượng đường trong máu sẽ bắt đầu tăng lên và cơ thể của chúng ta sẽ dần mất đi cảm giác thèm ăn. Vì vậy 30 phút này chính là quãng thời gian để trẻ tập trung cho việc ăn. Bố mẹ hãy tắt tivi và cất đồ chơi đi nhé!

Tạo bầu không khí vui vẻ bằng cách khen ngợi trẻ

Bên cạnh đó, hãy làm cho không khí bữa ăn vui tươi hơn. Bố mẹ có thể vừa ăn và khen ngon đồng thời nở nụ cười cho trẻ thấy hoặc vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ, khi những điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần, trẻ sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn trong mỗi bữa ăn vì được nhìn thấy bố mẹ chúng cười, từ đó có cái nhìn tích cực hơn đối với việc ăn uống.

cả nhà ăn uống cùng nhau

Như đã đề cập, việc thường xuyên khen ngợi trẻ là điều vô cùng quan trọng và lại càng quan trọng hơn trong lúc ăn uống. Chẳng hạn như “Con của mẹ nhai kỹ giỏi quá, nhai nhiều lên để thông minh hơn nè”, hay là “Con ăn hết một củ cà rốt luôn, giỏi quá đi”, hoặc là “Con ăn hết món này rồi nè, giỏi ghê”, v.v có rất nhiều cách và nhiều việc để chúng ta khen ngợi trẻ.

bé gái thích ăn uống

Ăn là hoạt động duy nhất kích thích cả năm giác quan của cơ thể. Dù mỗi lần có thể không ăn quá nhiều, mọi người vẫn muốn bé nhà mình trở thành người quan tâm đến ẩm thực và có thể tận hưởng việc ăn uống phải không nào.