Bạn có biết? Độ dài giấc ngủ rất tốt dành cho trẻ sơ sinh!
Xung quanh chúng ta có vô số nguồn thông tin liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ, có lẽ vì phần đông chúng ta tin rằng không có một “công thức nào chuẩn và hoàn toàn phù hợp với bé nhà mình". Và một trong những vấn đề gây băn khoăn cho các bậc phụ huynh với không ít luồng ý kiến khác nhau chính là giấc ngủ của bé.
Khi con trai tôi hơn 2 tuổi, bé liên tục gặp tình trạng ngủ ngắt quãng. Tại Nhật Bản, người ta nói em bé khoảng 6 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn ngủ liền mạch khoảng 6-7 tiếng một đêm. Mặc dù vậy, con trai tôi lại thức dậy sau mỗi 2-3 tiếng khiến tôi vô cùng lo lắng sợ con bị thiếu ngủ.
Tuy nhiên, trên thực tế các em bé sinh hoạt theo đúng bản năng của chúng, khi buồn ngủ chúng tự nhiên sẽ ngủ. Dù nhỏ nhặt, nhưng rõ ràng chỉ có bản thân chúng ta mới điều khiển được nhịp điệu ngủ của mình mà thôi.
Sau khi sinh khoảng 3 tháng, khi con đã bắt đầu nhìn rõ được mọi thứ xung quanh, tôi luôn chú ý ru bé ngủ vào đúng 20h hằng ngày. Thói quen này tôi tập và duy trì cho con đến khi học tiểu học và cho đến tận bây giờ, chẳng hạn như vừa mới tối hôm qua khoảng 20h30 con đã chui vào giường và đi vào giấc ngủ ngon khoảng 30 phút sau đó.
Với những gia đình mà cả bố và mẹ đều đi làm, cả hai thường sẽ về nhà khá trễ và những bữa ăn tối cũng diễn ra khá muộn, kéo theo việc đi tắm và đi ngủ cũng có xu hướng muộn theo. Thậm chí việc tắt hết đèn trong nhà vào lúc 21h cũng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, buổi tối ngủ trễ thì hẳn buổi sáng sẽ khó lòng mà dậy sớm. Ngoài việc đến trường, thì nhịp sinh hoạt cùng một giấc ngủ ngon cũng là thứ có ảnh hưởng lớn đến việc học, vì vậy, có lẽ tất cả các gia đình đều nên chú ý đến việc xây dựng thói quen ngủ sớm cho các bé từ khi mới sinh ra.
Giấc ngủ có liên quan chiều cao của trẻ?
Hormone giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ nhỏ được sản sinh trong thời gian ngủ. Hormone này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi những mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất đồng thời giúp ức chế quá trình lão hóa của người trưởng thành. Chính vì vậy, việc đảm bảo thời gian ngủ của các bé cũng liên quan đến sức khỏe của những người lớn sống cùng bé như chúng ta.
Ngoài ra, cũng có những bé chỉ cần một tiếng động nhỏ thôi cũng đủ làm bé thức giấc. Điều này khiến mẹ bé khá vất vả khi phải cố gắng làm việc nhà mà không gây ra tiếng động vì sợ con thức giấc. Còn có một vài bé thì lại phát ra các tiếng như “a a", “ư ư",… trong lúc ngủ. Trường hợp này gọi là “khóc mớ", kèm theo tiếng khóc thì bé sẽ cựa quậy liên tục cho đến khi ngừng “khóc", những động tác này của bé đôi khi làm các mẹ tưởng con mình thức nhưng không phải. Trên thực tế đây chỉ là một cơn ngái ngủ, mẹ cứ để bé ngọ nguậy một lúc rồi bé sẽ tự ngủ lại.
Tuy nhiên nếu mẹ tưởng bé thức, cất tiếng hỏi “Con yêu dậy rồi à?" hoặc thay tã, cho bé bú thì sẽ kích thích bé mở mắt dậy thật đấy. Dù trong đầu có nghĩ rằng “Hình như con dậy rồi thì phải?" thì mẹ cũng hãy để yên trạng thái như thế và quan sát trong khoảng 3 phút. Nếu bé thật sự khóc, cọ quậy dữ dội hơn rồi thức giấc thật thì sau khi quan sát và chắc chắn, mẹ có lao vào chăm bé cũng không muộn đâu.
Thêm một điểm quan trọng nữa chính là mức độ sáng của đèn ngủ.
Ở nhà, tôi đặt đèn bàn ở đầu giường để đảm bảo căn phòng không sáng quá. Vì ngủ cùng với chồng nên tôi phải đảm bảo rằng việc cho con bú và thay tã diễn ra trong ánh sáng dịu nhẹ và hoàn tất nhanh chóng, bởi tôi đã từng được dạy rằng “Ban đêm là khoảng thời gian dành cho việc ngủ".
Một khi xây dựng được cho bản thân một nhịp ngủ đều đặn, việc nuôi con sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cả người lớn chúng ta và các em bé nhỏ hãy cùng nhau tạo nên thói quen ngủ một cách từ tốn chậm rãi và sống khoẻ mạnh đi nào!