Cách ứng phó khi tình trạng của trẻ xấu đi
Con có vẻ bất thường!
Bất cứ khi nào mà con trông khác so với bình thường, ví dụ như: không biết tại sao con cứ khóc hoài, hay mới mấy tiếng trước còn khỏe mà giờ trông lừ đừ hẳn, hoặc người bé tự nhiên nóng hầm hập v.v… là bạn thấy sốt ruột liền đúng không nào.
Tôi cũng đã từng rất lo lắng khi con trai thường xuyên bị sốt và đau bụng. Đã thế, bệnh tật cứ như thể biết chọn lúc khó đi khám bệnh được mà phát tác. Điển hình là những lúc con trở bệnh nặng vào ban đêm hay bị sốt đúng vào trước hôm người ta nghỉ khám bệnh. Trong khi nuôi dạy đứa con trai duy nhất của mình, tôi “giác ngộ" ra rằng mấy đứa nhỏ đúng là nỗi phiền toái của người lớn.
Hãy tìm hiểu thông tin về các phòng khám và bệnh viện
Ở chỗ của tôi, một danh sách các bác sĩ nhi khoa cùng các bệnh viện và phòng khám trong khu vực sẽ được phát tại lớp họ dành cho các bà mẹ với sự tài trợ của chính quyền địa phương. Kể từ lúc mang thai, bạn nên tìm thông tin và lưu số điện thoại của các cơ sở y tế gần nhà hoặc nơi làm để không bị bối rối trong những trường hợp khẩn cấp.
Về cơ bản, tôi khuyên bạn nên chọn sẵn các bác sĩ phụ trách các lĩnh vực như nhi khoa, da liễu hay ngoại khoa. Tuy nhiên, bạn cũng nên lường trước việc đôi khi con sẽ bệnh đúng ngày bệnh viện nghỉ nhé! Vì trên thực tế, ngoài chỗ bác sĩ nhi chỉ định, con trai tôi cũng đã phải tạm thời đi khám ở 3 nơi khác nữa.
Khi con đi nhà trẻ, mẫu giáo, bạn có thể tin tưởng vào các phòng khám của nhà trẻ, trường mẫu giáo (với các bác sĩ đến nhà trẻ, trường mẫu giáo để khám bệnh định kỳ). Điều này an toàn hơn là đột ngột đi khám ở nơi không biết tý gì về tình trạng của nơi trẻ đang theo học.
Ngoài ra, tôi cũng đã có mấy lần phải vội vã đến khoa ngoại cấp cứu của bệnh viện đa khoa, nên tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm khám bệnh cho trẻ.
Những điều cần lưu ý đưa trẻ đi khám bệnh
Trước hết, “trạng thái khi con còn khỏe mạnh" rất quan trọng. Tức là bạn phải hiểu rõ tình trạng hàng ngày của trẻ để kịp thời phát hiện ra ngay những dấu hiệu mà “nếu đã trở nặng rồi mới bắt đầu theo dõi thì không kịp nữa".
(1) Cân nặng (vì nơi khám bệnh sẽ yêu cầu cung cấp cân nặng đại khái khi kê đơn)
(2) Nhiệt độ bình thường
(1) và (2) là 2 điều cơ bản nhất.
(3) Lượng tiêu thụ sữa mẹ/sữa công thức hay thức ăn dặm (mỗi thứ với liều lượng bao nhiêu và mỗi bữa cách nhau bao lâu).
(4) Trạng thái và tần suất bài tiết
(5) Trạng thái ngủ
(6) Các bệnh đã mắc, dị ứng (nếu có)
Bạn nên ghi chú lại 6 thông tin trên và giữ chung với sổ khám bệnh
Đến lúc khám bệnh, hãy đưa cho tiếp tân một bản ghi chú với những nội dung sau hay nói thẳng với họ luôn thì việc khám bệnh sẽ suôn sẻ hơn đấy!
(1) Con cảm thấy không khỏe như thế nào và từ khi nào.
(2) Nhiệt độ cơ thể
(3) Có gì khác với thường ngày hay không? Chẳng hạn như con bị đập vào đầu, hoặc con ăn thứ mà bình thường con không ăn. Cụ thể như thế nào?
Đặc biệt, trẻ nhỏ thường không thể tự nói về tình trạng đau đầu của mình. Nên nếu con thường xuyên đập tay vào đầu thì bạn hãy thử đặt ra giả thuyết con bị đau đầu nhé!
Nếu bạn bối rối “Không biết mức độ như thế này thì có cần đi khám không?" thì cứ gọi ngay cho một cơ sở y tế và xin tư vấn xem có cần cho con đi khám hay không. Bạn nên nhờ đến đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn hơn là phải hối tiếc vì quá muộn màng khi dựa vào những đánh giá nghiệp dư của bản thân.
Sự ứng phó tức thời của bạn đóng vai trò quyết định trong việc lấy lại nụ cười của đứa con đang lâm bênh và chịu đau đớn của bạn đấy, vì bạn là người kề cận con nhất mà!