Trẻ em và dinh dưỡng (tuổi dậy thì) – Khi trẻ chọn ăn một mình

“Koshoku" là gì?

Trong những năm gần đây, koshoku (孤食) được nhắc đến như một vấn đề trong việc ăn uống ở Nhật Bản. Chữ Hán tự ĐỘC (孤) có nghĩa là là chỉ có một mình và THỰC (食) có nghĩa là ăn. Koshoku có nghĩa là không ăn cùng ai khác mà ăn một mình.

Những cái hại của việc ăn một mình

Khi ăn một mình thì dù có chỉ ăn những thứ mình thích và bỏ qua hoàn toàn những thứ mình không thích thì cũng không có ai phàn nàn cả. Như thế một hay hai lần thì còn được. Nhưng nếu một đứa trẻ đang lớn mà cứ ăn một mình suốt thì trẻ sẽ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng để phát triển một cách cân bằng.

Hơn nữa, ăn với người khác cũng là một “môi trường giáo dục" để thúc đẩy giao tiếp xã hội và tính hợp tác của trẻ. Bằng cách trò chuyện về các chủ đề phù hợp với bữa ăn, trẻ sẽ cải thiện được kỹ năng giao tiếp và tự nhiên sẽ biết được cách cư xử trong việc ăn uống.

Ngoài ra, ăn cùng nhiều người giúp ổn định tinh thần. Có một cuộc khảo sát đối với những người trưởng thành. Nếu bạn ăn mà không nói chuyện với ai trong thời gian dài, bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2,7 lần ở nam và 1,4 lần ở nữ.

Ngoài ra, trò chuyện trong bữa ăn còn có vai trò ngăn ăn quá nhanh và ăn quá nhiều nữa. Khi ăn một mình, người ta có xu hướng đưa thức ăn lên miệng nhanh hơn vì không có người trò chuyện. Chúng ta thường không thấy no cho đến khi khoảng 15 đến 20 phút sau khi ăn. Do đó, dù bụng đã no nhưng não bộ phát tín hiệu no thì chúng ta sẽ vẫn tiếp tục ăn. Mà còn cảm giác đói thì sẽ ăn vội vàng rồi nhai không kỹ. Việc nhai không kỹ không những giảm hiệu quả tiêu hóa, hấp thu mà còn ảnh hưởng đến vị giác và phát triển trí não nữa.

Nhân tiện, não của chúng ta có một chức năng gọi là “cân bằng nội môi" để duy trì sự sống. Điều này khiến chúng ta cảm thấy ngại thay đổi và đòi hỏi sự chuẩn bị và can đảm để bắt đầu những điều mới. Thế nên khi ai đó đã quen với việc ăn một mình, việc đi ăn với ai đó có thể sẽ rất phức tạp. Vì vậy, nên tập thói quen “ăn cơm cả nhà” ngay từ nhỏ cho trẻ chúng không phải ăn cơm một mình. Thế thì tốt hơn là cố gắng thay đổi hoàn cảnh của trẻ khi trẻ đã quen ăn một mình mất rồi.

Truyền tải tình yêu thương qua việc ăn uống.

Vào tuổi dậy thì khi mà cái tôi của trẻ đang nảy mầm thì chúng thường muốn có những khoảng thời gian ở một mình. Một vài trẻ sẽ muốn lảng tránh thời gian ở cùng gia đình và ăn một mình. Các bậc cha mẹ hẳn là sẽ buồn và lo lắng nhưng hãy cứ chấp nhận vì ăn một mình chính là xu hướng của tuổi dậy thì.

Ngay cả khi con ăn một mình thì cũng phải ăn được một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Thế nên bạn hãy nấu ăn cho con ăn bạn nhé. Việc chuẩn bị đồ ăn cho con rất quan trọng, ngay cả khi con bạn thích ăn ngoài hoặc ăn thức ăn chế biến sẵn mà không ăn những gì cha mẹ làm cho. Cũng không cần làm hết đầy đủ các món vào mỗi ngày mỗi bữa đâu. Một món thôi cũng được rồi. Chủ yếu là việc bạn làm món gì đó vì con nó có ý nghĩa đối với cả bạn và con. Việc nấu nướng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bạn chỉ có thể làm được khi bạn có cảm giác được chăm sóc tốt cho người khác đúng không nào.

Trẻ ở tuổi dậy thì có sự nhạy cảm với sự tồn tại của bản thân. Vì thế chúng sẽ cảm nhận được từ các bữa ăn nhà nấu cái cảm giác “mình được yêu thương”. Hãy thắt chặt sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái thông qua việc ăn uống để không tạo cho trẻ tâm lý cô độc một mình.