Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (11) – Thời Nam – Bắc triều

Ở “Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 10)“, tôi đã giới thiệu với các bạn sự kiện Thượng Hoàng Gotoba đã mở cuộc chiến chống lại Mạc phủ Kamakura – Kinh đô của giới võ sỹ và thất bại, tạo nên sự kiện lịch sử mang tên “Cuộc chiến Jokyu" vào năm 1221.

Thượng Hoàng Gotoba và con cháu của ông đã bị lưu đày tại đảo Oki thuộc tỉnh Shimane ngày nay, còn người đã có công đứng về phía Mạc phủ Kamakura thì được phong làm Thiên Hoàng.

Một lần nữa, Thiên Hoàng đem quân chống lại Mạc phủ Kamakura

Khoảng 100 năm sau “Cuộc chiến Jokyu", Thiên Hoàng thứ 96 Godaigo lại có suy nghĩ chống lại Mạc phủ Kamakura. Ông đã nhiều lần lập kế hoạch lật đổ Mạc phủ nhưng đều bị phát hiện và ngày càng bị giám sát chặt chẽ hơn. Cuối cùng, năm 1331, ông đã bị bắt và cũng bị lưu đày đến đảo Oki. Sau việc đó, Mạc phủ lập nên Thiên Hoàng mới là Thiên Hoàng Kogon.

Thế nhưng 2 năm sau, tức năm 1333, Thiên Hoàng Godaigo bằng cách nào đó đã trốn thoát khỏi đảo Oki, ông đi tập hợp tất cả những võ sỹ có tư tưởng chống lại Mạc phủ Kamakura để tiếp tục lên kế hoạch lật đổ Mạc phủ.

Chân dung Thiên Hoàng Godaigo

Bên cạnh đó, ông cũng muốn khôi phục lại ngai vàng của mình, nhưng vị trí đó nay đang thuộc về Thiên Hoàng Kogon.
Thiên Hoàng Godaigo không công nhận Thiên Hoàng Kogon, không chỉ vậy, ông còn đưa ra chính sách với nội dung “Bãi bỏ Mạc phủ Kamakura, tất cả đất đai và địa vị có được dưới thời Mạc phủ đều bị vô hiệu". Lịch sử Nhật Bản gọi sự kiện này là “Tân chính Kenmu".

Bước vào thời đại Nam – Bắc triều

Những võ sỹ đứng về phía Thiên Hoàng cũng phản đối việc này. Bởi nếu cứ tiếp tục như vậy, họ sẽ có nguy cơ mất tất cả đất đai và địa vị mà họ đã dày công bảo vệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong số các võ sỹ đứng về phe của Thiên Hoàng Godaigo, có một người đại diện là Ashikaga Takauji đã đứng ra rời bỏ Thiên Hoàng Godaigo và giúp đỡ cho Thiên Hoàng Kogon.

Thiên Hoàng Godaigo đã cùng với những quý tộc đồng minh và một võ sỹ là Nitta Yoshisada rời khỏi Kyoto chuyển đến Nara. Có một kiệt tác văn học cổ điển Nhật Bản mang tên “Thái bình ký" đã miêu tả lại thời kỳ này. Trong đó có viết rất cảm động rằng những trung thần như Nitta Yoshisada hay Kusunoki Masashige đã một lòng trung thành phụng sự cho Thiên Hoàng Godaigo đến cuối đời.

Tượng đồng của Kusunoki Masashige, một trung thần có tài chiến đấu bậc nhất của Thiên Hoàng Godaigo
Tượng đồng của Nitta Yoshisada

Như vậy, hai triều đại khác nhau được sinh ra ở Kyoto và Nara, thời đại Nhật bản có đến hai Thiên Hoàng đã kéo dài suốt khoảng 60 năm. Đây được gọi là “Thời đại Nam – Bắc triều".

Nơi mà Thiên Hoàng Godaigo đặt chân đến đầu tiên là ngôi đền Yoshimizu. Đây là ngôi đền có từ thời của Thiên Hoàng Tenmu, là nơi sở hữu nhiều di sản văn hóa và là sự kết nối giữa những vị anh hùng lịch sử trước thời Thiên Hoàng Godaigo với một nhân vật rất quyền lực là Toyotomi no Hideyoshi. Đặc biệt, tòa nhà mang phong cách kiến trúc Shoin-dzukuri (phong cách kiến trúc cơ bản của nhà ở Nhật Bản hiện nay) đã được công nhận là di sản thế giới. Bên trong căn nhà trưng bày rất nhiều những vật phẩm quý giá như là dụng cụ ngắm hoa do chính tay Hideyoshi chế tạo, hay chỗ ngồi của Thiên Hoàng Godaigo.

Chỗ ngồi của Thiên Hoàng Godaigo hiện đang được trưng bày tại đền Yoshimizu

Vì nằm trên núi Yoshino – nơi có hoa anh đào đẹp nổi tiếng ở Nhật, nên vào mùa hoa anh đào, ngôi đền luôn rất được yêu thích.

Địa danh Đền Yoshimizu (吉水神社)
Trang web http://www.yoshimizu-shrine.com/
Số điện thoại 07463-2-3024
Địa chỉ 579 núi Yoshino, thành phố Yoshino, quận Yoshino, tỉnh Nara
Bản đồ
Thời gian mở cửa 9:00 ~ 17:00

Vài ngày sau khi đến đền Yoshimizu, Thiên Hoàng Godaigo đã đến chùa Kinpusen-ji ở gần đó. Ngôi chùa này cũng là một nơi sở hữu nhiều bảo vật quốc gia.

Địa danh Chùa Kinpusen-ji (金峯山寺)
Trang web http://www.kinpusen.or.jp/
Số điện thoại 0746-32-8371
Địa chỉ Núi Yoshino, thành phố Yoshino, quận Yoshino, tỉnh Nara
Bản đồ
Thời gian mở cửa 8:30 ~ 16:30
Vé tham quan: 500 yên

Sau khi Thiên Hoàng Godaigo qua đời, chùa Kinpusen đã bị thiêu rụi trong một vụ cháy, Thiên Hoàng của Nam triều phải lưu lạc khắp nơi ở Nara.

Ngược lại, ở Bắc Triều, Ashikaga Takauji được Thiên Hoàng của Bắc triều phong làm Chinh Di Đại Tướng Quân, đánh bại Nitta Yoshisada và mở ra Mạc phủ Muromachi ở Muromachi, Kyoto.