Văn hóa truyền thống Nhật Bản – Cháo thất thảo

Một tuần sau năm mới, không khí ngày tết phai nhạt dần, nhịp sống thường nhật cũng dần quay trở lại trên các con phố.

Vào mùng 7/1 hàng năm, người Nhật có phong tục ăn cháo nấu với 7 loại rau. Món cháo này được gọi là Nanakusa-gayu (cháo thất thảo). Món cháo này mang ý nghĩa cầu mong 1 năm mới dồi dào sức khỏe, và cũng dùng để làm dịu đi bao tử đã mệt mỏi bởi rượu và những món ăn trong dịp tết.

Món ăn này đã được lưu truyền từ thời Heian hơn 1000 năm về trước.

Bảy loại rau

Bảy loại rau được sử dụng cho món cháo nanakusa-gayu này được bày bán theo set ở các siêu thị. Trước kia chúng vốn là những loại cỏ thường mọc ở vùng núi Nhật Bản, nhưng vì có những loại cây chứa độc nhìn khá giống với các loại rau này, nên bạn mua trong siêu thị sẽ an toàn hơn đấy.

Ngoài ra, tùy theo địa phương mà 7 loại rau cũng có thể khác nhau nữa.

Rau cần nước Seri

Một loại cỏ có hoa nhỏ màu trắng, và vì chúng sinh trưởng cạnh tranh với nhau (trong tiếng Nhật gọi là “seriau") nên được đặt tên là “seri".

Chúng thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao như suối, lối đi giữa ruộng… nhưng phải cẩn thận vì có những loài cỏ có độc như “dokuzeri" (hải ly độc) và “kitsune no botan" (1 loại mao lương) trông rất giống với seri.

Rau tề Nazuna

Đây là 1 loại cỏ mọc ở khắp mọi nơi, từ đồng ruộng, bãi đất hoang đến vệ đường… Vì nazuna trông giống miếng gảy đàn Shamisen – 1 loại nhạc cụ truyền thống của Nhật, nên còn được gọi là cỏ pen pen (“pen pen" là âm thanh khi gảy đàn Shamisen).

Loại cỏ này có thể sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt nhất, nhưng ở Nhật có 1 câu thành ngữ là “cả cỏ pen pen cũng không mọc nổi" để nói vui về những vùng đất hoang mà đến cả cỏ dại cũng được sinh trưởng được.

Thời xưa, khi ở Nhật còn chưa thiết lập hệ thống phân phối thực phẩm, nazuna từng là loại rau thiết yếu vào mùa Đông. Ngoài ra, cây nazuna đã ra quả còn trở thành món đồ chơi trẻ em vì những âm thanh nó tạo ra khi rung lắc nữa.

Gogyou (1 loại cải cúc)

Đây cũng là 1 loại cỏ dại thường bắt gặp ở vệ đường. Lá và thân cây gogyo được bao phủ bởi lớp lông tơ màu trắng, gợi nhớ đến hình ảnh người mẹ ấp con mình vào lòng, nên nó còn có tên là cỏ mẫu tử.

Rau tinh thảo Hakobera

Còn được gọi là hakobe. Có 120 chủng lại hakobe trên thế giới, trong đó có 18 chủng loại ở Nhật. Tuy nhiên, loại được bán để làm nguyên liệu cho món cháo nanakusa-gayu là hakobera.

Hotokenoza (1 loại cải cúc)

Đây là loại cỏ dại thường gặp ở ven cánh đồng, có tên gọi khác là tabirako. Vì lá của nó bò trên mặt đất và tỏa ra mọi hướng trông giống đài sen Phật ngồi, nên ngày xưa còn được gọi là hotokenoza (Phật tọa).

Tuy nhiên, ngày nay thì tên gọi hotokenoza đã được dùng để gọi 1 loại cỏ khác không ăn được. Bên cạnh đó, tabirako còn là tên gọi khác của 1 loại cỏ gọi là kyuuri-gusa (hồ qua thảo) nên các bạn nhớ lưu ý nhé!

Suzuna

Là phần lá của củ cải tròn. Củ cải tròn được trồng khắp nơi trên thế giới, và là loại rau truyền thống ở Nhật với 80 chủng loại khác nhau.

Củ cải trắng Suzushiro

Là củ cải trắng daikon. Sau khi được du nhập vào Nhật từ Trung Quốc, củ cải trắng đã trở thành loại rau tiêu biểu của Nhật Bản, với đa dạng chủng loại và công thức chế biến khác nhau.

Lễ hội Nanakusa-gayu ở chùa Nagatoro Fudou-ji

Vào ngày 7/1, sự kiện phân phát miễn phí cháo thất thảo sẽ được tổ chức ở nhiều nơi.

Trong số đó, nổi tiếng nhất là chùa Nagatoro Fudou-ji ở Nagatori – 1 địa điểm du lịch của tỉnh Saitama. 2000 phần nanakusa-gayu được nấu trong 1 nồi lớn sẽ được phân phát cho khách viếng thăm chùa.

Quả là một bát cháo làm ấm người tuyệt vời trong khi đi ngắm cảnh, bạn nhỉ!

Bên cạnh đó, ngôi chùa này cũng là 1 địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa nở, như hoa mận và hoa anh đào vào mùa Xuân, hay hoa cẩm chướng vào mùa Hè.

Tên Chùa Nagatoro Fudou-ji (長瀞不動寺)
Số điện thoại 0494-66-0262
Địa chỉ 1753-1 Nagatoro, Nagatoro-machi, Chichibu-gun. tỉnh Saitama
Cách đi Đi bộ 20 phút từ ga Nagatoro (長瀞駅) của tuyến Chichibu Main Line (秩父本線), đường sắt Chichibu (秩父鉄道)