Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (3) – Sự ra đời của Nữ hoàng

Tôi đã giới thiệu đến các bạn vị Thiên Hoàng đầu tiên trong chuyên mục “Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 1)" và các vị Thiên Hoàng của Nhật Bản cổ đại ở “Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 2)“. Lần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn sự ra đời của Nữ hoàng đầu tiên của Nhật Bản.

Cuộc chiến giữa các Đại thần

Sau khi Thiên Hoàng Yomei – Thiên Hoàng thứ 31 băng hà, hai vị Đại thần có quyền lực lớn trong Triều đình là Soga no Umako và Mononobe no Moriya đã cố gắng đưa hai vị Thái tử khác nhau lên ngôi. Và cuối cùng, Umako đã chiến thắng, Thiên Hoàng thứ 32 lên ngôi và lấy niên hiệu là Sushun.

Để Thiên Hoàng Sushun giành được ngôi vị, Umako đã ám sát vị Thái tử mà Moriya muốn đưa lên ngai vàng. Chính vì vậy, dòng họ Mononobe đã bị tiêu diệt.

Mặc dù Thiên Hoàng Sushun ngồi trên ngai vàng, nhưng người nắm giữ toàn bộ quyền lực chính trị lại chính là Umako. Tuy nhiên, bản thân Thiên Hoàng Sushin không hề tin tưởng Umako, kẻ chuyên dùng bạo lực để phô trương quyền lực của mình.

Umako cảm nhận được điều này và đã sát hại cả Thiên Hoàng. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà Thiên Hoàng bị sát hại bởi chính tùy tùng của mình.

Nữ hoàng đầu tiên của Nhật Bản

Thiên Hoàng tiếp theo đó là Thiên Hoàng Suiko, bà là vợ của Thiên Hoàng thứ 30 Bitasu, là chị gái của Thiên Hoàng Sushun và cũng là cháu gái của Umako. Đây chính là sự xuất hiện của Nữ hoàng đầu tiên của Nhật Bản.

Ban đầu, Thiên Hoàng Suiko vốn có ý định đưa con trai mình trở thành Thiên Hoàng thứ 33. Tuy nhiên, lúc bấy giờ lại là xã hội đa thê. Nghe nói rằng vì có một phi tử khác có con trai lớn hơn con trai của bà, để ngăn chặn sự chống đối của những người trong triều đình, bà đã quyết định lên ngôi để làm một bước trung gian đưa con mình chiếm lấy ngai vị. Nhưng nào ngờ, ngay sau khi lên ngôi, con trai của bà đã qua đời.

Tuy chỉ là người trung gian, nhưng Thiên Hoàng Suiko lại là một người phụ nữ thông minh. Bà đã chọn cháu trai của mình làm Thái tử, trở thành Thái tử Shutoku.

Thái tử Shutoku cũng là một người rất thông minh, có thế lực tốt và luôn có tham vọng mạnh mẽ giống như Umako.

Sống dưới thời Thiên Hoàng Suiko công bằng và thông minh, Thái tử Shotoku cũng đã phát huy được năng lực của mình, ông thực hiện chế độ phân chia giai cấp và điều chỉnh hệ thống pháp luật của quốc gia. Từ đó, Hoàng đế Yodai của nhà Tùy ở Trung Quốc đã công nhận Nhật Bản là một quốc gia, và đất nước có tên “Nhật Bản" đã ra đời.

Trung Quốc thời bấy giờ đang có chiến tranh với các quốc gia trên Bán đảo Triều Tiên. Lý do Trung Quốc công nhận Nhật Bản là một quốc gia độc lập là bởi Trung Quốc nghĩ rằng để có thể thuận lợi chiến đấu với Bán đảo Triều Tiên, kỹ thuật quân sự đánh gọng kìm của Nhật Bản là rất cần thiết.

Sau đó, các sứ giả bao gồm học giả và tu sĩ được phái đến nước Tùy để học tập và tạo ra một quốc gia mới liên quan đến nền văn hóa đó.

Chùa Horyu-ji chính là kiến trúc nhà gỗ lâu đời nhất thế giới được xây dựng vào khoảng thời gian đó. Đến tận ngày nay, ngôi chùa vẫn mang bóng dáng của kiến trúc đương thời.

Địa danh chùa Horyu-ji (法隆寺)
Trang web http://www.horyuji.or.jp/
Số điện thoại 0745-75-2555
Địa chỉ 1-1 Horyuji Sannai, phố Ikaruga, Ikoma, tỉnh Nara
Bản đồ
Thời gian mở cửa 22/2 ~ 3/11: 8:00~17:00
4/11 ~ 21/2: 8:00~16:30
Vé vào cổng: Học sinh Trung học trở lên: 1,500 Yên / Học sinh Tiểu học: 750 Yên

Đọc tiếp tại “Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 4)“.