Yếu kém trong việc học có phải là khuyết tật?

Có cố gắng đến mấy trẻ cũng không khá trong việc học được…

Xung quanh bạn liệu có những đứa trẻ mặc dù có thể tự hoàn thành việc chăm sóc bản thân như tự mặc quần áo, tự ăn uống, vận động tốt như mọi trẻ khác, nhưng chúng lại không tài nào đọc chữ hay làm tính tốt được hay không ?

Cách đây vài năm, khi tôi là hỗ trợ viên cho chương trình giáo dục đặc biệt tại một trường tiểu học công lập, tôi có phụ trách em K, một em học sinh lớp 2 (7-8 tuổi) luôn tươi cười và ngoan ngoãn hiền lành. Tuy nhiên, cứ khi lớp học bắt đầu thì em lại mất hết sự tươi tắn ấy.

Mỗi khi được yêu cầu đứng lên đọc sách trong giờ Quốc ngữ, em học sinh này thường đọc nhầm đoạn văn hoặc đọc sót chữ. Dù viết một đoạn cảm nghĩ vài dòng, em tốn rất nhiều thời gian hơn các bạn vì viết sai chữ hay sử dụng sai trợ từ.

Trong giờ Toán, em cũng không vận dụng tốt các phép cộng trừ cơ bản và cũng không thể hiểu cách thực hiện phép nhân. Dạng câu hỏi đề bài thậm chí còn khó hơn nên em luôn bị điểm thấp vì không thể lập công thức với các con số được cho trong đề bài.

Thiểu năng trí tuệ (Learning Disability) là gì ?

Thiểu năng trí tuệ (LD)" là tình trạng kém khả năng đáng kể trong một số lĩnh vực học tập nhất định (nghe, nói, đọc, viết, tính toán, suy luận). Năm 2012, một cuộc khảo sát quốc gia dành cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở của Nhật Bản đã được thực hiện. Kết quả cho thấy “4,5% trẻ nhi đồng /học sinh đang gặp trở ngại vô cùng lớn trong học tập”.

Từ xưa đến nay, số lượng trẻ “không giỏi học hành” rất nhiều nên người lớn thường đánh giá trẻ là “bản thân không đủ nỗ lực nên thành tích mới không tốt”. Tuy nhiên, “thiểu năng trí tuệ” không phải là sự yếu kém bình thường có thể cải thiện được nhờ nỗ lực của chính trẻ. Thực tế, em học sinh K ở trên không hề lười biếng mà em đã cố gắng hơn bất kỳ bạn đồng chang lứa nào. Khi không nhận thấy dấu hiệu của việc chậm phát triển trí tuệ, khiếm khuyết về nghe nhìn, có môi trường giáo dục phù hợp và không có vấn đề gì với sự nỗ lực của bản thân thì trường hợp đó cần được xem là “thiểu năng trí tuệ” và cần có những hỗ trợ thích hợp.

Các cách thức hỗ trợ

Ví dụ, nếu trẻ không thể đọc thành tiếng với tốc độ như những bạn khác, người lớn sẽ đọc to từng chữ một trước để cung cấp thông tin cho thính giác trẻ, sau đó trẻ sẽ bắt chước đọc theo và dần dần có thể đọc trơn tru. Lặp lại phương pháp này nhiều lần để trẻ quen với việc tự chuyển đổi các ký tự mà chúng nhìn thấy bằng mắt thành âm thanh và đọc thành tiếng. Bạn cũng có thể tăng tốc độ đọc cho trẻ bằng cách dùng tờ giấy trắng che nội dung trước và sau của đoạn văn bạn muốn trẻ đọc và thực hiện phương pháp cho trẻ đọc thành tiếng từng dòng một.

Để hỗ trợ trẻ khi viết ký tự, bạn có thể phóng to ô vuông chứa chữ viết, chia ô vuông đó thành bốn ô nhỏ và chỉ cho trẻ thấy vị trí, đường đi của nét bút như thế nào để viết được một chữ hoàn thiện.

Khi làm tính, bạn hãy đọc to đề toán cùng trẻ, minh họa đề bài hay hiển thị phép nhân bằng ô tròn (ví dụ: 2 × 3, hãy vẽ hai ô tròn 〇 trong ba cột) để hình tượng hóa các con số trừu tượng bằng tranh ảnh hoặc ký hiệu đơn giản giúp kích thích thị giác.

Với tình trạng thiểu năng trí tuệ, việc lựa chọn áp dụng phương pháp hỗ trợ phù hợp dựa vào lĩnh vực và mức độ kém phát triển là cần thiết. Các phụ huynh hãy trao đổi với giáo viên phụ trách và tìm ra phương pháp học tốt nhất cho các em nhé!