Trẻ em và dinh dưỡng (dành cho trẻ sơ sinh) – Trường hợp trẻ bú mẹ
Thức uống hảo hạng
Trước tiên, mình sẽ cho các bạn một câu đố nho nhỏ. Có thể các bạn đã biết chất đường bột (còn gọi là Gluxit hay Carbohydrate) cung cấp nguồn năng lượng cho sự vận động của cơ thể; chất đạm (còn gọi là Protein) giúp duy trì hoạt động ngũ tạng và cơ bắp; chất béo (còn gọi là Lipid) là thành phần tạo nên hormone và gen cũng như giúp hấp thụ, vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vậy các bạn có biết loại thức uống nào không những chứa ba chất quan trọng trên mà còn chứa rất nhiều enzym giúp hỗ trợ quá trình phân giải, tổ hợp chất dinh dưỡng và các vitamin giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng không nào ?
Chất dinh dưỡng và khả năng miễn dịch
Câu trả lời cho câu đố trên chính là “Sữa mẹ". Cơ chế kết nối sự sống của sinh vật quả là kỳ diệu phải không các bạn!
Sữa mẹ có thành phần chính là máu, được tạo ra tại các “tuyến vú" có ở vú. Khi hormone prolactin được tiết ra trong não của người mẹ, rất nhiều máu sẽ được vận chuyển đến các mao mạch trong vú. Máu này chứa chất dinh dưỡng nhưng không có hồng cầu. Đó là lý do tại sao sữa mẹ không có màu đỏ như máu.
Ngoài ra, những giọt sữa mẹ đầu tiên được tiết ra ngay sau khi sinh (sữa có màu hơi vàng và chỉ có một lượng nhỏ) có chứa các thành phần miễn dịch giúp trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật. Prolactin được tiết ra do kích thích từ việc trẻ bú vú. Các tuyến vú ngoài việc tạo ra sữa còn có vai trò vận chuyển sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là việc “một cây làm chẳng nên non" đối với mẹ và bé vì bé bú càng nhiều thì sữa mẹ mới tiết ra càng nhiều.
Cho bé bú mẹ mấy lần 1 ngày
Sữa mẹ được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn các loại sữa khác nên mẹ có thể cho bé bú sau mỗi 3-4 giờ. Đại khái, một ngày bé sẽ bú khoảng 8 đến 10 cữ. Bé bú liên tục khiến mình từng cảm thấy như lúc nào cũng phải phơi bộ ngực ra ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn hãy cho bé bú nếu bé muốn mà không cần phải tuân theo khoảng cách 3-4 giờ một lần nhé.
Khóc và vặn vẹo mình là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đói. Bé cũng có thể há miệng, ngước mặt tìm vú mẹ hay ngậm bàn tay, ngón tay hoặc mép tấm chăn khi muốn bú. Ngay cả khi bạn không cảm thấy bé muốn bú, bé vẫn có thể bú nếu bạn đưa vú vào miệng bé vì có những bé có thói quen ngậm vú để ngủ nên việc bú không liên quan việc bé đói hay no.
Mặt khác, cũng có trường hợp bé không đòi bú sau 5-6 tiếng kể từ lần bú trước. Mỗi bé sẽ có nhịp độ và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, các mẹ hãy cho con bú tùy theo nhu cầu của con và đừng lo lắng quá nhé!
Cân nặng hợp lý
Các mẹ sẽ không thể nhìn thấy bé thực sự đang bú bao nhiêu sữa. Bé thường sẽ mệt và ngủ gật khi đang bú vú mẹ. Do đó sẽ có nhiều mẹ lo lắng rằng liệu con mình có đang bú đủ lượng sữa cần thiết để phát triển hay không. Về cơ bản, nếu con bạn có tâm trạng tốt và khỏe mạnh thì bạn hãy yên tâm là mình đã đủ sữa cho con bú nhé!
Nếu bé tăng cân đều đặn (khoảng 30-40g/ngày, khoảng 200g/tuần) và bài tiết khoảng 8 lần/ngày thì việc nuôi con bằng sữa mẹ của bạn đang thuận lợi. Một điều hiển nhiên nữa là sữa mẹ được tạo ra dựa vào thức ăn người mẹ tiêu thụ. Vì vậy các mẹ hãy chú ý cân bằng dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ để nuôi con phát triển khỏe mạnh nhé !