Trẻ em và dinh dưỡng (giai đoạn đi học) – Chú ý chất phụ gia

Thực phẩm chế biến sẵn tuy tiện lợi nhưng…

Đối với những mẹ phải đi làm, việc nhà trở thành gánh nặng khi trở về nhà sau một ngày mệt mỏi. Đặc biệt là việc chuẩn bị bữa ăn. Những khi tăng ca về trễ hay kiệt sức không thể nấu nổi bữa ăn thì những món ăn kèm hay thực phẩm đông lạnh bán tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi trở thành đồng minh đắc lực cho các mẹ. Bên cạnh đó, trường học đóng cửa nhằm hạn chế sự lây lan do virus Corona nên những thực phẩm đến trẻ em cũng có thể chế biến một cách đơn giản như “chỉ cần hâm nóng bằng lò vi sóng” hay “chỉ cần chế nước sôi” rất được ưu ái sử dụng. Tuy nhiên thứ đáng lo ở đây chính là chất phụ gia trong thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm là gì ?

Phụ gia thực phẩm là chất được thêm, trộn vào thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến và được biết đến với các tên gọi như gia vị, chất bảo quản, chất tạo màu, vv. Trẻ em thích ăn các loại mì ăn liền, xúc xích, thịt nguội và khen ngon nhưng đằng sau vị ngon đó chính là muối và đường. Nói cách khác, thực phẩm chế biến sẵn mà chúng ta mua về đều có gia vị đậm hơn nhiều những thực phẩm mà chúng ta tự chế biến tại nhà.

Hấp thụ quá nhiều muối và đường

Theo dữ liệu của năm 2012, khi bạn ăn hết mì và uống cạn nước của mì ly hoặc mì gói thì bạn đã đưa vào cơ thể khoảng 5g muối. Món dưa chuột muối mà chúng ta thấy mặn cũng chỉ chứa khoảng 1g muối vậy mà trong vô thức chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều muối chỉ với một món thực phẩm chế biến sẵn. Bữa ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, ảnh hướng đến mạch máu và tim.

Nếu bạn là người suy đoán tốt, bạn sẽ tự biết nếu ăn quá nhiều muối thì bản thân sẽ bị bệnh. Thật đúng là vậy. Các bệnh có thể gặp khi tiêu thụ quá nhiều muối có thể kể đến là xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Các bệnh trên đều là bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của chúng ta. Chính vì vậy cho trẻ em thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn chỉ vì đó là món chúng yêu thích thì vô tình bạn đã rút ngắn tuổi thọ của trẻ. Mặt khác, nếu bạn cho trẻ làm quen với vị mặn từ nhỏ, vị giác của trẻ sẽ bị tê liệt dần, từ đó trẻ sẽ không biết được vị nguyên thủy của các nguyên liệu, không cảm thấy ngon khi ăn nhạt hơn và khiến trẻ mất đi một nửa cảm giác thích thú khi ăn.

Chúng ta cũng cần phải quan tâm đến “đường”. Đường là nguồn năng lượng vận động của cơ thể và là chất dinh dưỡng không thể thiếu. Tuy nhiên, trước khi đường có thể thay thế năng lượng, cần phải có các chất dinh dưỡng bổ trợ như vitamin B và canxi. Càng tiêu thụ nhiều đường, bạn càng cần bổ sung bấy nhiêu chất dinh dưỡng bổ trợ để giúp phân giải và hấp thụ lượng đường thừa mà bạn đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi đường dễ tiêu thụ, cũng rất khó để chúng ta tiêu thụ đủ lượng rau và các sản phẩm từ sữa tương ứng trong chế độ ăn uống. Thiếu vitamin và canxi có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt tinh thần như cảm xúc bất ổn, khó chịu, gia tăng căng thẳng và trầm cảm.

Gia vị hóa học cũng tương tự

Không chỉ muối, đường mà việc tiêu thụ một lượng lớn gia vị hóa học hay tích lũy lâu ngày cũng đáng lo ngại. Đặc biệt là khi trẻ học tiểu học (6 đến 12 tuổi), con có thể tự làm được nhiều việc hơn nên trẻ sẽ ăn những thứ mình muốn mà không có kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe.

Các mẹ hãy cho trẻ ăn không chỉ các loại thực phẩm chế biến sẵn mà còn các món salad và súp, lưu ý không ăn liên tục các loại thực phẩm chế biến sẵn, nếu có thời gian và sức khỏe các mẹ hãy tranh thủ nấu ăn và đông lạnh chúng để sử dụng dần,vv. Đó là những cách mà chúng ta có thể “chung sống khéo léo” với thực phẩm chế biến sẵn các mẹ nhé!