Cho con đi học ở đâu?
Không gian học tại nhà
Con của bạn đang học ở khu vực nào trong nhà? Trong trường hợp của nhà tôi là ở phòng khách (hiện tại). Phòng khách rộng khoảng 14 m2, là phòng có thể đặt tivi, sofa, máy tính của vợ chồng tôi, và mỗi người có một bàn làm việc riêng. Góc đối diện với không gian làm việc là nơi con trai tôi ngồi học. Tôi đã trải thảm và trang bị một chiếc bàn nhỏ với chiều cao khoảng 36 cm và chiều rộng – sâu khoảng 60 cm, tôi thường để con làm bài tập về nhà và tự học tại đó.
Nhà tôi cũng có một phòng riêng cho con, tuy nhiên cháu hầu như chẳng bao giờ sử dụng. Lý do là vì cháu đã quen với việc học trong phòng khách từ bé. Trước khi con trai tôi vào mẫu giáo, tôi đã tham gia các buổi hướng dẫn cách khuyến khích con tự lập trong cuộc sống như ăn uống, đi vệ sinh hay thay quần áo. Vì vậy trên các giáo trình đều phác họa những nhân vật hoạt hình dễ thương mà trẻ con yêu thích, và các câu chuyện dựa trên cuộc sống hàng ngày nên ngay cả cha mẹ lẫn con đều có thể đọc hăng say. Và nơi để đọc những bài viết giáo dục đó là phòng khách nhà tôi.
Lưu ý đến việc “học trong phòng khách"!
Ở Nhật Bản từ xưa đã không có phòng học dành riêng cho trẻ em vì vậy bọn trẻ chúng tôi thường học bài trên những chiếc bàn cả nhà hay ngồi để ăn cơm hay được mẹ dùng để may vá. Nhưng sau đó, do sự thay đổi của điều kiện gia đình và cách suy nghĩ đối với môi trường học phòng riêng cho con đã hình thành.
Tuy nhiên cách đây vài năm, người ta bắt đầu chú ý đến trường hợp của một gia đình đã cải thiện thành tích học tập bằng cách học ở phòng khách, nơi gia đình dành thời gian quây quần bên nhau, thay vì ở phòng riêng cho con và đứa con đã hiện thực hóa được ước mơ vào đại học. Cuối cùng, phong cách “cho trẻ học trong phòng khách hay gian bếp” đã được cân nhắc trở lại.
Lợi ích của việc học trong phòng khách
Nếu trẻ học tại những nơi ở gần cha mẹ, chẳng hạn như trong phòng khách, cha mẹ sẽ dễ dàng trông nom con dù khi đang làm việc nhà. Vì con luôn học trong tầm mắt nên có lẽ cha mẹ sẽ dễ nhận thấy những điểm phát triển của con như “đã tính nhanh hơn trước" hay “viết chữ đẹp hơn trước rồi“.
Mặt khác, cha mẹ cũng có thể kịp thời khuyên nhủ khi con nói “không thể tập trung được" hoặc “cái này khó quá“. Những lúc như vậy, con sẽ có thể tâm sự được các câu chuyện trên trường để cha mẹ an tâm, chẳng hạn như “con được dạy như thế này trên trường" hay “con được cô giáo khen nữa" v.v.
Ngoài ra, nếu là ở phòng khách thì khi làm bài tập về nhà trẻ cũng có thể thuận tiện sử dụng từ điển hay máy tính cá nhân mà tôi thường dùng để đặt chủ đề và tìm hiểu về những vấn đề mà trẻ quan tâm.
Khi trẻ học trong nhà bếp hoặc phòng khách …
Trong những gia đình sử dụng nhà bếp là không gian học, để có thể dễ dàng chuyển đổi giữa việc ăn uống và học tập, các nhà thường bỏ đồ đạc văn phòng phẩm vào giỏ, hoặc trải khăn để không làm bẩn bàn do bút chì hoặc vụn tẩy.
Và đương nhiên, cha mẹ cũng sẽ quan tâm bằng cách tắt tivi khi con bắt đầu học bài trong nhà ăn, hoặc cố gắng giữ im lặng và ngồi cách xa con một chút khi con đang tập trung vào một việc đòi hỏi sự tập trung như giải toán, v.v.
Nếu “một mình con vào phòng và đi đến chỗ bàn học”, vô hình chung điều đó sẽ gây ra một gánh nặng đáng kể cho đứa trẻ. Tuy nhiên, tôi nghĩ nên cho con học trong phòng khách hoặc nhà bếp, vì từ đó có thể khiến việc học gần gũi hơn với hoạt động thường ngày như “học ngay trước khi ăn nhẹ" hay “xem tivi một chút sau khi làm bài tập về nhà“, giúp việc học ở nhà trở nên dễ dàng hơn.