phụ huynh và con cái

Cha mẹ trưởng thành theo con

Khi bạn nhận thấy sự phát triển của con bạn

Con trai tôi đang học lớp sáu và con cứ luôn miệng “Lớp 6 là đàn anh trong trường rồi mẹ ạ!”. Ở trường tiểu học khu vực chúng tôi ở, mấy đứa nhỏ khi vào lớp 5 hay lớp 6 (cỡ 10 đến 12 tuổi) thì sẽ được vào “ủy ban”. Đây là một nhóm lên kế hoạch và chuẩn bị các hoạt động liên quan đến tất cả học sinh của trường (tất cả sự kiện của trường, dọn dẹp, cho mượn sách trong thư viện, v.v.). Thông qua các hoạt động của ủy ban, con đã biết suy nghĩ và phát biểu xem vai trò của từng người là gì. Nhìn dáng vẻ của anh chàng như vậy, tôi nhận ra rằng con đã trưởng thành.

Các bạn cũng ngạc nhiên về sự trưởng thành trong thoáng chốc của con mình phải không nào. Thế nhưng không phải ai cũng nhận ra bản thân mình cũng đang trưởng thành với tư cách là bố mẹ.

Biết làm nhiều việc nhờ nuôi con

Ở Nhật có câu nói rằng “Nuôi coi là nuôi mình”, ý nói nuôi dạy con cũng chính là nuôi dưỡng bản thân mình. Bởi vì thông qua việc nuôi dạy con, các bậc cha mẹ sẽ biết làm nhiều việc và học thêm nhiều thứ mới.

Trong trường hợp của tôi, trình độ nấu ăn của tôi đã tiến triển vượt bậc từ khi con tôi chào đời. Giờ tôi có thể tìm hiểu và cho ra các thực đơn vừa giúp gia đình khỏe mạnh, vừa có thể kết hợp các nguyên liệu trong tủ lạnh để nấu ăn trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, khi con trai tôi đi mẫu giáo, tôi đã là tự tay làm túi đựng đồ ăn trưa và tạp dề dùng trong nhà trẻ đấy. Nhiều trường mẫu giáo ở Nhật Bản có quy định kích thước đồ đạc của học viên, chẳng hạn như “Phải có một túi vải có chiều dài X cm và chiều rộng Y cm." Nếu bạn không có sản phẩm làm sẵn với kích thước phù hợp, bạn sẽ phải tự làm. Nhiều gia đình Nhật Bản mua máy khâu khi con họ vào nhà mẫu giáo hoặc tiểu học, và tôi cũng tự tay làm tất cả những món đồ bằng vải mà con trai tôi sử dụng ở trường mẫu giáo và trường học. Cứ như thế kỹ năng may vá của tôi đã được cải thiện từ trình trạng không biết gì cả từ hồi còn độc thân.

máy may

Ngoài ra, tôi còn cảm thấy rằng mình đã quản lý thời gian tốt hơn. 24 giờ một ngày không đủ để chăm sóc một đứa trẻ. Không quá lời khi nói rằng chăm sóc trẻ em là một cuộc chiến chống lại thời gian. Để sử dụng quỹ thời gian có hạn một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải sắp xếp công việc nhà và chăm sóc con.

Tôi luôn phải suy nghĩ về việc phải làm những việc gì theo thứ tự nào để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, và điều đó đã trở thành một thói quen. Ví dụ, vào buổi sáng, khi tôi đã sửa soạn đi làm xong mà còn thời gian thì sẽ xoắn tay dọn dẹp xung quanh bếp luôn. Điều này không chỉ giữ vệ sinh cho khu vực bếp nấu mà còn giảm bớt gánh nặng cho việc dọn dẹp nhà cửa. Ngoài ra tôi cũng kiểm tra gia vị và đồ hộp xem còn hay hết như thế nào nữa. Việc kiểm tra thường xuyên rất hữu ích trong việc tránh quên mua đồ hoặc mua quá nhiều.

đồng hồ vàng

Những khoảng thời gian rảnh ngắn như vậy hữu ích một cách đáng ngạc nhiên và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Bằng cách tích lũy những khoảng thời gian rảnh rỗi ngắn như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn và giảm bớt căng thẳng, không phải lúc nào cũng than vãn là “Bận quá! Không đủ thời gian!”.

Ngoài ra, sau khi sinh con, tôi bắt đầu có một cuộc sống theo nguyên tắc hơn để có thể điều chỉnh phù hợp với nhịp sống của con. Bằng cách ấn định giờ đi ngủ và giờ thức dậy, tôi đã có thể hình dung về trình tự tiến hành công việc trong nhà khi thức.

tạo trái tim bằng tay

Những kỹ năng và thói quen tôi có được nhờ vào việc nuôi dạy con không chỉ có những điều trên thôi đâu. Các bạn cũng thử nhìn lại xem mình đã thay đổi như thế nào nhé!. Nuôi dạy một đứa trẻ là một việc gian khổ nhưng bạn cũng sẽ thấy bản thân mình tiến bộ đáng kể trong quá trình này.