3 kỹ năng hữu hiệu giúp cha mẹ đối phó khi trẻ bước vào tuổi “nổi loạn”
Một đứa trẻ đang khóc lớn tiếng và một vị phụ huynh đang tức giận. Đây có lẽ là hình ảnh về một gia đình trông khá đáng thương mà đôi khi bạn sẽ bắt gặp tại những nơi như các cửa hàng mua sắm.
Khi bạn đang có tâm trạng tức giận, sẽ rất khó để bạn đặt cảm xúc sang một bên và lắng nghe lời trẻ nói trước.
Nhân tiện, người ta nói rằng trong quá trình trưởng thành của chúng ta có 3 giai đoạn “nổi loạn". Tại Nhật Bản, thời kỳ nổi loạn vào lúc 2 – 3 tuổi được gọi là “thời kỳ khó chịu", đứa trẻ sẽ trả lời “Không thích!" hay “Không chịu!" đối với bất cứ một sự đề xuất hoặc chỉ dẫn nào từ cha mẹ.
Khi lên tiểu học, vốn từ vựng của trẻ tăng lên và chúng có thể tự mình suy nghĩ. Trong thời kỳ nổi loạn này, trẻ bắt đầu bày tỏ ý kiến của riêng của chúng về những đề xuất hay sự chỉ dạy của cha mẹ, vì vậy các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy rằng “đứa trẻ ngày càng cãi lại, trả treo nhiều hơn, tức là chúng đã bắt đầu nổi loạn".
Và thời kỳ nổi loạn đích thực của một đứa trẻ là khoảng thời gian kéo dài từ cấp 2 đến cấp 3. Để trở thành một người lớn, tính tự lập cũng sẽ lớn dần lên cùng trẻ, chúng bắt đầu rời xa cha mẹ và hoạt động cùng bạn bè. Những gì trẻ muốn làm và giá trị quan của chúng sẽ trở nên rõ ràng hơn, vì thế sự hỗ trợ của cha mẹ có thể được coi là một sự “can thiệp" và chúng sẽ cố né tránh điều đó.
Cho dù đứa trẻ nhà bạn đang ở trong giai đoạn nổi loạn nào, thì một điều cần nhớ đối với các bậc phụ huynh là “lắng nghe điều trẻ nói".
Hãy trở lại với câu chuyện đứa trẻ đang khóc trong cửa hàng được đề ví dụ ở đầu bài viết. Giả sử, nếu bạn đánh tiếng hỏi “Tại sao con khóc?", bạn nghĩ rằng bạn sẽ nhận lại câu trả lời như thế nào?
“Món bánh kẹo mà con yêu thích không có bán ở đây", “Hôm trước tới đây mẹ đã bảo là sẽ mua cho con mà, biết ngay là hôm nay mẹ cũng sẽ không mua cho con", “Con buồn tại vì mong muốn của con không thành hiện thực", “Mẹ không có lúc nào lắng nghe con hết!", “Con không thể diễn đạt cảm xúc bằng lời"… Cho dù chỉ là những lý do vặt vãnh bình thường, nhưng chắc chắn là có rất nhiều những bất mãn tích tụ qua từng ngày trong những bối cảnh như vậy đang được trẻ che giấu. Chúng cũng giống người lớn nhỉ.
Vậy, các bậc cha mẹ nên làm gì trước khi bị tấn công bởi một làn sóng cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như việc bị đứa trẻ gào lên khóc lóc? Rất đơn giản. Đó là hãy “nghe, lắng nghe và hỏi han câu chuyện của trẻ".
Ở Nhật, có ba chữ Hán tự thể hiện ba hành động được đọc là “kiku". Hành động đầu tiên là “nghe" (聞く- kiku). Đây là trạng thái “nghe vì âm thanh được truyền đến tai dưới dạng vật lý", đồng nghĩa với từ “hear" trong tiếng Anh. Thứ hai là hành động “lắng nghe" (聴く – kiku). Giống như từ “listen", nó có nghĩa là cách nghe mà bạn cần phải “tập trung ý thức và cố gắng, tích cực lắng nghe từ chính bản thân". Thứ ba là hành động “hỏi han" (訊く – kiku). Hay có thể thay bằng từ “tazuneru" (尋ねる) trong tiếng Nhật, đồng nghĩa với “ask" trong tiếng Anh.
Nói cách khác, có ba dạng của hành động “kiku", gồm có “nghe những gì tai bạn tiếp nhận được một cách tự nhiên", "nghe những gì bạn nghe được một cách chú ý, tập trung", và “hỏi những gì bạn không thể nghe, và sau đó lắng nghe lời đáp".
Hãy lắng nghe câu chuyện của con bạn hằng ngày. Việc trò chuyện hằng ngày có lẽ là điều nhàm chán, vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, torng những câu chuyện đó chắc chắn sẽ luôn chứa đựng những sự gợi ý có thể giúp bạn biến việc giáo dục trẻ trở nên thoải mái hơn, chẳng hạn như hiểu được cảm xúc và thói quen suy nghĩ của trẻ. Đôi khi hãy tập trung và lắng nghe trẻ. Ngoài ra, hãy hỏi han những điều, những suy nghĩ mà trẻ đã không nói hay không thể nói khi được hỏi từ người lớn.
Chỉ cần bạn nhận thức rõ về hành động “nghe, lắng nghe và hỏi han" (tức ba hành động “kiku" trong tiếng Nhật), mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên gắn bó sâu sắc và viên mãn hơn nhiều.