Truyện cổ tích Nhật Bản – Shitakiri Suzume

Trong các câu chuyện cổ tích Nhật bản thường có tuyến nhân vật là một cặp vợ chồng già. Phần lớn thì cả hai vợ chồng đều là người lương thiện nhưng vẫn có một số câu chuyện, một người thì tốt bụng, còn người kia thì mang tâm địa xấu xa. Trong câu chuyện Shitakiri Suzume mà tôi sắp giới thiệu với các bạn sau đây, chúng ta sẽ thấy nhân vật ông lão tốt bụng còn bà lão thì xấu xa.

Tóm tắt

Một ngày nọ, ông lão mang về nhà một chú chim sẻ bị thương và chữa lành cho nó. Sau đó, ông thả chim sẻ về với núi rừng, nhưng lúc này, chú chim sẻ đã quá thân thiết với ông lão nên không chiu bay đi. Ông lão thấy thế bèn đặt tên cho sẻ và vô cùng yêu thương sẻ ta, điều này lại khiến bà lão vô cùng khó chịu. Vào ngày nọ khi ông lão đi vắng, bà lão ở nhà thay giấy cho các vách ngăn. Vào thời xưa, ở Nhật Bản, người ta thường dùng cơm đã nấu nhão trộn lên để làm hồ dán. Vì vậy mà chú chim sẻ đã ăn mất hồ dán đó. Thấy vậy, ba lão liền nổi giận và lấy kéo cắt lưỡi chú chim sẻ. Chim sẻ vừa khóc vừa bay trở về núi.Sau khi biết được sự tình, ông lão liền lên núi để tìm chim sẻ. Trên đường đi, ông gặp một quán trọ do chim sẻ quản lý, và từ bên trong, con chim sẻ của ông lão bước ra mời ông vào. Chim sẻ xin lỗi về việc đã ăn mất hồ dán và cảm ơn ông lão vì đã lo lắng cho mình. Khi ông lão chuẩn bị ra về, chim sẻ chuẩn bị 2 chiếc hộp tsuzura (hộp làm bằng tre và rễ cây tử đằng), một cái lớn và một cái nhỏ để tặng cho ông lão như một món quà lưu niệm.Ông lão chọn mang chiếc hộp nhỏ về nhà. Mở chiếc hộp ra, bên trong toàn là tiền và châu báu. Bà lão sau khi nhìn thấy cảnh tượng ấy đã nổi giận với ông lão: “Tại sao ông lại chọn cái hộp nhỏ trong khi cái hộp to sẽ có nhiều vàng bạc châu báu hơn cơ chứ!". Nói xong, bà lão tức tốc chạy đến nhà trọ chim sẻ và đòi lấy chiếc hộp lớn.Thế nhưng, cái hộp nặng đến mức không thể di chuyển được. Điều đó khiến bà lão không ngừng thắc mắc bên trong có gì mà lại nặng đến thế. Không thể ngăn được sự tò mò nên bà lão đã dừng lại giữa đường đi và mở hộp. Từ trong chiếc hộp, nào là yêu ma quỷ quái, rắn rết sâu bọ cứ tuôn ra khiến bà lão sợ đến ngất xỉu.

Bài học từ câu chuyện này

Những người chỉ biết chăm chăm nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi những người xung quanh, chắc chắc sẽ gặp những hậu quả xấu.

Địa điểm liên quan đến câu chuyện Shitakiri Suzume

Suối nước nóng Isobe nổi tiếng của tỉnh Gunma chính là nơi bắt nguồn của câu chuyện này.

Những câu chuyện có cốt truyện tương tự Shitakiri Suzume đã tồn tại từ rất lâu trên khắp Nhật Bản. Tuy nhiên người ta nói rằng, chính nhà văn học thiếu nhi thế kỷ 19 Iwaya Sazanami đã lấy những câu chuyện đó làm cảm hứng viết nên Shitakiri Suzume tại suối nước nóng Isobe. Cũng có một số nhà trọ mô phỏng theo mô hình Nhà trọ chim sẻ. Đặc biệt, Khách sạn Isobe Garden được chính phủ công nhận là nhà trọ quốc tế với đội ngũ nhân viên thông thạo ngoại ngữ. Ở đây còn có triễn lãm tái hiện các hình ảnh trong truyện Shitakiri Suzume nên du khách có thể chìm đắm và tận hưởng thế giới Shitakiri Suzume.
Địa danh Suối nước nóng Isobe (磯部温泉) Trang chủ https://www.city.annaka.lg.jp/kanko_spot/isobe_spa.html Số điện thoại 027-385-6310 (Cộng đồng nhà trọ suối nước nóng Isobe) Địa chỉ Isobe, thành phố Annaka, tỉnh Gunma Bản đồ