vườn nho nhật bản sai trái

Tản mạn về nho Nhật Bản

Trái cây tại Nhật Bản không phong phú chủng loại như ở Việt Nam hay những quốc gia miền nhiệt đới và thường đắt hơn nhiều so với hoa quả nhập khẩu vào Nhật. Tuy vậy, với việc đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về quy chuẩn trồng trọt an toàn hay tiêu chuẩn thị hiếu về khẩu vị, hoa quả của Nhật luôn chiếm được lòng tin và sự ưa chuộng của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Qua bài viết lần này, Wappuri sẽ giới thiệu đôi nét về trái nho Nhật Bản – một trong các loại hoa quả được trồng phổ biến ở Nhật.

1. Các loại nho ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản có trên dưới 100 chủng loại nho, trong số đó khoảng 50 – 60 loại đã được thương mại hoá. Được ưa chuộng nhất ở trong các loại nho Nhật có thể kể đến:

Nho tiêu Delaware (デラウェア)

Delaware là dòng nho không hạt phổ biến nhất tại Nhật Bản. Chúng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và bắt đầu có mặt tại Nhật từ khoảng năm 1872. Dòng nho này có lớp vỏ màu đỏ tím đặc trưng, vị ngọt đậm đà pha lẫn vị chua vừa phải. Ngoài hương vị, nho Delaware còn được nhiều người ưu chuộng vì có lớp vỏ có thể bóc dễ dàng. Nho tiêu Delaware

Nho đen Kyoho (巨峰)

Kyoho được mệnh danh là vua của các loại nho. Kyoho là giống nho được phát triển tại Nhật từ sự kết hợp của hai giống nho xuất xứ châu Mỹ và châu Âu là Ishihara WaseCentenial. Đặc trưng của nho Kyoho là lớp vỏ đen tím, mỗi quả có kích thước lớn và trọng lượng trung bình lên đến 10 – 15g. Kyoho thường có lượng đường cao, từ 18 – 20 độ. Sự kết hợp hoàn giữa vị ngọt đậm đà và vị chua nhẹ nhàng trong cùng thịt quả mọng nước là lý do khiến nho Kyoho được ưa chuộng bởi mọi lứa tuổi. Nho đen Kyoho

Nho Shine Muscat (シャインマスカット)

Shine Muscat là một trong các dòng nho mới nhưng nhanh chóng được đón nhận rộng rãi tại Nhật Bản. Nó là thành quả kết hợp hai giống nho bản địa là Akitsu no.21Hakunan vào năm 2006. Nho Shine Muscat có lớp vỏ màu xanh ngọc bích độc đáo và hương thơm dịu nhẹ đặc trưng. Với lượng đường trung bình 20 độ (có khi lên đến 25), Shine Muscat có thể làm hài lòng những người người hảo ngọt khó tính nhất. Shine Muscat cũng rất hay được sử dụng trong các món bánh ngọt của Nhật. Nho Shine Muscut

Nho đen Pione (ピオーネ)

Pione là sự kết hợp của giống nho KyohoCannon Hall Muscat, được phát triển đầu tiên tại tỉnh Shizuoka. Một trái nho Pione có trọng lượng khoảng 15 – 20g vượt trội so với tiền thân Kyoho. Pione là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đậm đà của Kyoho với vị chua nhẹ nhàng cùng hương rượu phảng phất của các dòng Muscat. Hương vị thanh mát đọng lại cũng là một đặc trưng hấp dẫn của dòng nho này. Nho đen Pione

2. Nho Nhật và thị hiếu của người tiêu dùng

Xu hướng “hảo ngọt”

Các bạn đã từng sinh sống ở Nhật hẳn từng cảm thấy bối rối với vị giác lạ lùng của hoa quả, trái cây ở Nhật. Nếu ở Việt Nam, các loại cà chua, dứa là nguyên liệu quen thuộc giúp tạo hương vị đặc trưng cho các món canh, kho chua thì ở Nhật chúng lại được dùng như một mót tráng miệng ngọt. Và đặc biệt, những loại hoa quả đặc trưng với vị ngọt như hồng, nho thì sẽ được đẩy lên giới hạn tận cùng của độ ngọt!

Trên nhãn hay ảnh quảng cáo sản phẩm, ngoài tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, lượng đường (nồng độ đường) cũng là một thông số thường được nêu bật để cuốn hút người mua. Nho Nhật Bản thường có một chuẩn mực đường nghiêm ngặt. Hầu hết các dòng nho phải đạt trên 16 độ mới được đem bán ra thị trường. Đây là một ngưỡng khá cao vì các loại trái cây như dưa lưới, táo thường chỉ đạt được mức 10, 11 độ.

Xu hướng hảo cái dễ ăn – nho không hạt

Bên cạnh hảo vị ngọt, người Nhật cũng rất chuộng các loại hoa quả tiện lợi, dễ ăn. Bên cạnh hồng, quýt, đào thì nho cũng dần đi vào xu hướng không hạt. Đơn cử như dòng nho đen Kyoho, giống nho không hạt mới chỉ bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2000. Tuy chỉ mới 20 năm trở lại nhưng với sự tiện lợi, dễ ăn, nho Kyoho đã đảo ngược tình thế ngoạn mục và chiếm lĩnh gần hết thị trường nho Nhật Bản!nho không hạt

Nho có hạt hay nho không hạt?

Mặc dù chỉ chiếm một phần trăm khiêm tốn trong thị trường nho Nhật Bản, nho có hạt vẫn có một vị trí nhất định. Tuy được trồng tại cùng một vườn nho với sự chăm sóc tương tự, nho có hạt vẫn cho thấy sự nổi trội hơn về vị ngọt của mình. Song với số lượng sản xuất ít ỏi, nho có hạt rất khan hiếm, không dễ mua! Hiện chỉ còn lưu hành giới hạn trực tiếp tại vườn hoặc tại một số siêu thị chuyên về nho hoặc các cửa hàng bán đồ địa phương. siêu thị nho

3. Một số thông tin hữu ích cho các tín đồ nho Nhật Bản

Cách thưởng thức nho ít ai biết

Nồng độ đường của quả nho không chỉ khác nhau giữa từng loại nho, từng vùng sản xuất mà trong cùng một chùm quả, tuỳ theo vị trí mà độ ngọt từng trái cũng có sự thay đổi. Những quả ở gần gốc cành thường sẽ ngọt hơn những quả phía dưới. Các bạn đừng quên bí quyết này khi ăn nho nhé! nồng độ đường của nho Ngoài ra, với một số dòng nho có vỏ dày như Kyoho, Pione, thay vì bóc trọn lớp vỏ, bạn hãy thử thưởng thức những quả nho chỉ bóc qua phần vỏ, để lại màng xơ tím. Lớp màng tím này chứa rất nhiều dinh dưỡng và mang lại vị ngọt đậm đà hơn. nho lột vỏ

Các khu vực trồng nho nổi tiếng

Nho trồng được ở nhiều nơi trên khắp Nhật Bản và mỗi vùng đất với phong thổ địa lý đặc trưng mang lại các loại nho và hương vị nho khác nhau. Dẫn đầu trong sản lượng nho tại Nhật trong nhiều năm liền là tỉnh Yamanashi (23,90%), tỉnh Nagano (17,8%) và tỉnh Shizuoka (9,2%) (theo thống kê tổng sản lượng nho năm 2020).

Yamanashi đồng thời là tỉnh có ngành du lịch hái nho thu hút nhiều du khách nhất tại Nhật Bản. Một số vườn nho được ưa chuộng tại tỉnh Yamanashi:

vườn nho nhật bản Tuỳ mỗi vườn nông sản Nhật Bản, ngoài việc có thể thưởng thức nho thoả thích (食べ放題), chúng ta còn có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị, hữu ích như thử làm nước uống, món ăn với các loại hoa quả tươi ngay tại vườn, thử nghiệm việc làm nông, v.v.. Nếu bạn chưa có dự định gì vào mùa thu, hãy thử đến các vườn trái cây để thưởng thức các loại nho và cùng tham gia các hoạt động độc đáo này của Nhật này nhé.

nho,Yamanashi

Posted by M.B.