Quản lý sức khoẻ của nhân viên ngày càng được chú trọng trong bối cảnh hiện nay

Sự lây lan với tốc độ chóng mặt của virus Corona chủng mới đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và cuộc sống của chúng ta. Nó khiến chúng ta phải tạo ra “lối sống mới" để chống lại sự lây nhiễm, chẳng hạn như làm việc tại nhà và cụ thể là telework trong lĩnh vực kinh doanh.

Kể cả các doanh nghiệp cũng phải nhận ra tầm quan trọng trong việc quan tâm đến “sức khỏe của nhân viên".

Và một lần nữa, bài toán mang tên “Quản lý sức khỏe", bao gồm việc quản lý và nâng cao sức khỏe của nhân viên, lại được mọi người quan tâm. Chúng tôi sẽ giải thích chi tiết những nỗ lực và cả cách thức thực hiện của mình cho các bạn!

※ “Quản lý sức khỏe" là thương hiệu đã được đăng ký bởi tổ chức phi lợi nhuận gọi là Hội Nghiên cứu Quản lý sức khỏe.

Vì sao Sức khỏe nhân viên là tài sản của công ty?

Với tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, Nhật Bản vốn đã luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Thêm vào đó là gánh nặng chi phí y tế và các quyền lợi bảo hiểm, trợ cấp tăng lên do tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm. Điều đó đang bắt đầu gây áp lực lên nền kinh tế quốc gia.

Chính trong bối cảnh đó, chúng ta mới nhận ra rằng bảo vệ sức khỏe của người lao động chính là bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, vì họ là nhân sản, hay nói cách khác, người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách “Quản lý sức khỏe" là xây dựng các chính sách chiến lược để chỉ ra các doanh nghiệp có sự quan tâm đối với sức khỏe nhân viên.

Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản khởi động các phương thức “trực quan hóa" giúp người dân có thể nhìn thấy được một cách khách quan các doanh nghiệp vận dụng tốt chính sách Quản lý sức khỏe của họ. Từ tháng 4 năm 2014, các doanh nghiệp xuất sắc được bình chọn là “Thương hiệu Quản lý sức khỏe" và từ tháng 4 năm 2016, “Chế độ công nhận doanh nghiệp thực hiện tốt Quản lý sức khỏe" đã được xây dựng. Chế độ này giúp các doanh nghiệp tích cực trong việc Quản lý sức khỏe được công nhận và biểu dương.

Có thể do chính sách này mang lại lợi ích cho đất nước nên số lượng doanh nghiệp tham gia mỗi năm ngày càng tăng. Tính từ khi bắt đầu với số lượng là 493 doanh nghiệp, đến năm 2019, đã có 2328 doanh nghiệp tham gia, tăng 4.7 lần.


Theo báo cáo “Xúc tiến Chương Trình Quản lý sức khỏe" của Phòng chăm sóc sức khỏe thuộc Bộ Tài Chính

Lợi ích vượt trội của việc Quản lý sức khỏe

Những ích lợi khi áp dụng Quản lý sức khỏe:

  • Tăng năng suất lao động
    Sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động đều có ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Ngoài lợi ích làm giảm tỷ lệ nghỉ việc, nó còn giúp tạo động lực cho người lao động.
  • Giảm tỷ lệ nghỉ việc, ổn định nguồn nhân lực
    Những công ty quan tâm đến sức khỏe của người lao động là những công ty có môi trường làm việc dễ thở. Điều đó dẫn đến tỷ lệ chuyển việc giảm và tăng số lượng nhân viên làm việc ổn định lâu dài.
  • Giảm chi phí y tế
    Vì người lao động khó mắc bệnh hơn nên chi phí y tế cũng giảm xuống.
  • Giúp tiếp thị thương hiệu cho doanh nghiệp
    Khi hình ảnh doanh nghiệp chịu bỏ công sức quan tâm đến Quản lý sức khỏe người lao động ngày càng lan rộng thì doanh nghiệp đó sẽ được đánh giá là “Doanh nghiệp trắng" (ý chỉ một doanh nghiệp mà ở đó nhân viên được hưởng các đãi ngộ, quyền lợi làm việc, môi trường làm việc tốt và người lao động dễ làm việc). Điều này rất tốt trong việc xây dựng thương hiệu công ty. Đồng thời, khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường sẽ có lợi thế thu hút nhân tài.

Theo báo cáo “Xúc tiến Chương Trình Quản lý sức khỏe" của Phòng chăm sóc sức khỏe thuộc Bộ Tài Chính

Phải đặc biệt chú trọng việc Quản lý sức khỏe trong thời đại virus Corona

Để thực hiện chính sách Quản lý sức khỏe, trước hết chúng ta cần hiểu rõ tình hình hiện tại. Cần bắt đầu từ việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân, chẳng hạn như triển khai các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hay kiểm tra mức độ stress cho nhân viên.

Tiếp đó, chúng ta có thể triển khai một số phương thức khác như tổ chức Hội thảo về sức khỏe, bàn về thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khuyến khích nghỉ phép, có sự tư vấn từ các bác sĩ riêng của công ty. Đã có trường hợp một công ty nọ thay đổi thực đơn tại nhà ăn công ty và hướng dẫn cách hút thuốc phù hợp cho nhân viên.

Điểm mấu chốt là sự kiên trì theo dõi, quản lý sức khỏe đều đặn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta lại cần phải chú trọng đến các biện pháp đối phó với virus Corona.

Có biện pháp triệt để chống sự lây nhiễm

Ngoài việc khử trùng, thông gió thường xuyên, cần phải sử dụng khẩu trang và chất khử trùng ở một mức độ nào đó. Cần suy nghĩ các biện pháp riêng đối với các nhân viên có tiền sử bệnh mãn tính liên quan đến lối sống để hạn chế nguy cơ tình trạng của công ty trở nên trầm trọng.

Giải quyết tình trạng thiếu vận động

Làm việc từ xa và làm việc tại nhà khiến chúng ta có xu hướng lười vận động. Doanh nghiệp nên cố gắng thiết lập khoảng thời gian vận động giữa giờ ngay cả khi công ty đang làm việc tại nhà.

Có biện pháp nâng cao sức khỏe tinh thần

Ngày càng nhiều người trở nên đuối sức cả về thể chất và tinh thần khi đối diện với sự sợ hãi và tìm kiếm các biện pháp chống lại đại dịch Corona. Do đó các doanh nghiệp cần gấp rút kiểm tra mức độ stress, tạo góc chia sẻ, cùng nhau thảo luận.

Virus Corona chủng mới không phải là vấn đề chúng ta có thể xử lý một sớm một chiều nên từ cách đấu tranh, chúng ta hãy học cách cùng tồn tại với nó. Chúng ta có thể thấy rõ việc bảo vệ nhân viên và chung tay chống lại sự lây nhiễm do virus Corona gây nên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Nói cách khác, đây là một vấn đề cần phải được giải quyết ở góc độ lâu dài.