Youkai Nhật Bản – Tengu

Youkai (yêu quái) là từ dùng để chỉ những “sinh vật kì dị" được tôn thờ ở Nhật Bản ngày xưa. Người ta cũng gọi bằng những cái tên khác “ayakashi" (妖) hay “mononoke" (物の怪). Tín ngưỡng của Nhật Bản cổ xưa dựa trên thuyết vật linh, xem các hiện tượng tự nhiên vượt quá khả năng của con người là “thần" và đón nhận nó một cách tích cực.

Nhưng mặt khác, người Nhật ngày xưa lại xem những “điều tiêu cực" và các “sinh vật kì dị" là “youkai", và tất cả những điều bất lợi đều được quy là “do youkai gây ra".

Khởi nguồn của Tengu (天狗)

Từ “Tengu" (天狗) vốn dùng để chỉ loài chó ở Trung Quốc được cho là luôn đem đến tai ương. Họ xem sao băng khi đến gần mặt đất thì phát nổ là loài chó, và âm thanh phát ra khi nổ chính là tiếng sủa của nó.

Tengu lần đầu tiên xuất hiện trên tài liệu của Nhật là khoảng nửa trước thế kỷ thứ 7. Lần đầu là khi một du học sinh người Trung Quốc hô lên cho những người dân đang kinh ngạc khi nhìn mảnh sao băng nổ bùm trên trời rằng “Tengu đấy!". Nhưng kể từ đó, ở Nhật không còn ai gọi sao băng là “Tengu" nữa.

Tengu ở Nhật Bản

Đến thế kỷ thứ 9, Mật Tông du nhập vào Nhật Bản. Vì thế nên “niềm tin vào các vì sao" được bao gồm trong giáo lý của Mật Tông, và “Tengu" là sao băng lại bị bắt phải gắn kết một phần với nhau. Chẳng mấy chốc mà Tengu được đưa vào Shugendo (修験道) – Tôn giáo kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo.

Có lời răn dạy rằng Yamabushi (山伏) – người đang tu luyện Shugendo, trở nên kiêu ngạo và tham lam, nên sau khi chết đã bị rớt xuống ma giới và trở thành Tengu. Vì nơi tu hành của Yamabushi là trên núi, nên người dân sống ở đồng bằng đã e sợ những điều lạ thường xảy ra trên núi và cho rằng đó là “do Tengu gây ra".

Do Tengu kiểu thế này vốn là Yamabushi, nên thường được mô tả với hình dáng đang mặc quần áo của Yamabushi, khuôn mặt đỏ, mũi dài, có cánh và đang bay trên bầu trời. Đặc trưng lớn nhất là chiếc mũi dài, mà ở Nhật người ta thường gọi những động vật có mũi dài là “… tengu" hoặc là “tengu …". Nhân tiện thì bức hình dưới đây chính là “tengu zaru" (khỉ mũi dài) với đặc trưng là chiếc mũi to rất dài.

Ngoài ra trong tiếng Nhật, khi muốn chỉ những người hay tự cao vênh váo, người ta cũng nói là “sắp thành Tengu rồi". Vốn cách nói này đến từ suy nghĩ cho rằng Yamabushi vì kiêu ngạo nên mới trở thành Tengu. Trong manga hay phim hài của Nhật thi thoảng sẽ có cảnh mũi của những người kiêu ngạo bị kéo dài ra, nên đây cũng là lý do cho cách nói đó.

Những điều cho rằng do Tengu gây ra

Những hiện tượng bất thường như “âm thanh chặt cây vào giữa đêm", “dù không có gió nhưng túp lều lại lay động", “tiếng cười không biết là từ đâu", “hòn đá từ đâu bay đến", hay những sự việc lạc đường trên núi, và cả những sự cố nữa, người ta cũng cho rằng là do Tengu gây ra.

Ngược lại, Tengu cũng ban trí khôn cho những đứa trẻ bị bắt cóc và trả chúng về với cha mẹ, hay giúp đỡ những hiền sĩ lạc đường trên núi. Vậy nên có những danh từ riêng cho các Tengu đem lại lợi ích cho loài người và được thờ cúng tại các ngôi đền.

Ngôi đền thờ cúng Tengu

Những Tengu có danh từ riêng chỉ có 48 người, dù đã kể cả những Tengu nổi tiếng, đang sống trên những ngọn núi đại diện cho Nhật Bản. Nổi tiếng là “Fujisan Taroubou" (富士山太郎坊) nghĩa là sống trên núi Phú Sỹ, hay “Houkibou" (伯耆坊) nghĩa là sống trên núi Daisen của tỉnh Tottori. Trong số đó, người có vị trí tối cao nhất chính là “Taroubou", sống trên núi Atago của Kyoto.

Người ta nói rằng trên núi Atago từ xưa đã có “thần phòng lửa", nhưng trong những Taroubou sống ở đó cũng có Tengu đã gặp “Enno Ozuno" (役小角) – ông tổ của Shugendo. Thế nên, núi Atago cũng là một nơi với niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, trở thành thánh địa của Shugendo. Trên đỉnh núi Atago cũng có đền thần Atago. Đền Atago này chính là trụ sở chính của nhiều đền Atago khác trên khắp nước Nhật.

Tên gọi Đền Kyoto Atago (京都愛宕神社)
Trang chủ http://atagojinjya.jp/
Số điện thoại 075-861-0658
Địa điểm 1 Saga-atago-cho, Ukyo-ku, thành phố Kyoto
Bản đồ

Có khoảng hơn 900 “đền Atago" hay “núi Atago" trên khắp nước Nhật. Đền Atago ở Minato-ku của Tokyo, và đền Washio Atago ở tỉnh Fukuoka là những phân nhánh đặc biệt quan trọng trong nhiều đền Atago.

Tên gọi Đền Atago (愛宕神社)
Trang chủ http://www.atago-jinja.com/
Số điện thoại 03-3431-0327
Địa điểm 1-5-3 Atago, Minato-ku, Tokyo
Bản đồ

Tên gọi Đền Washio Atago (鷲尾愛宕神社)
Trang chủ http://atagojinjya.com/
Số điện thoại 092-881-0103
Địa điểm 2-7-1 Atago, Nishi-ku, thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka
Bản đồ

Trong cuộc sống sinh hoạt ngày nay hầu như đã mất dần ý niệm về sự tồn tại của “Tengu". Thế nhưng bạn hãy nhớ rằng, ở Nhật gọi những người hay tự mãn phách lối là “Tengu" đấy nhé! Người Nhật quan niệm rằng bất cứ ai cũng có một “Tengu" nhỏ ở trong con người mình. Và thi thoảng họ cũng nhắc nhở chính mình đừng để Tengu đó lớn dần lên. “Tengu" là thứ vẫn luôn gây ảnh hưởng lên nhân sinh quan của người Nhật Bản đấy.