Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (2) – Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Lần trước, chuyên mục Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 1) đã giới thiệu cho các bạn về vị Thiên Hoàng đầu tiên (Jinmu) rồi đúng không nào?
Thiên hoàng Jinmu là một nhân vật trong truyền thuyết, và không có gì chắc chắn rằng ông ấy có thật sự tồn tại hay không. Trải qua nhiều giai đoạn, thế lực của Hoàng gia ngày càng lan rộng, vị Thiên Hoàng thứ 15 – Thiên Hoàng Ojin được cho là có khả năng cao là có thật.
Kanji được du nhập từ Trung Quốc
Thiên Hoàng Ojin được cho là đã sống trong khoảng từ cuối thế kỷ IV đến đầu thế kỷ V. Trong khoảng thời gian đó, có rất nhiều người nước ngoài từ Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên đã đến Nhật Bản.
Họ được gọi là “toraijin" (渡来人), mang theo những kỹ thuật tối tân và những kiến thức phong phú nhất thời bấy giờ. Rất nhiều người trong số họ đã trở thành tùy tùng của Thiên Hoàng Ojin.
Kanji và Nho giáo được cho là đã du nhập từ Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, Trung Quốc cổ đại cũng có ghi chép về “Oa Ngũ Vương" (năm vị vua xứ Wa), có lẽ là để chỉ những vị Thiên Hoàng trong thời kỳ từ Thiên Hoàng Ojin đến vị Thiên Hoàng thứ 21 – Thiên Hoàng Yuryaku.
Nhật Bản và Tân La
Từ thời phụ mẫu của Thiên Hoàng Ojin, Nhật Bản đã có mối thù địch với nước Tân La (新羅) và Cao Ly (高句麗) thuộc bán đảo Triều Tiên, nên đã thiết lập mối quan hệ đồng minh với nước Bách Tế (百済) cũng thuộc bán đảo Triều Tiên, và thành lập liên minh 10 quốc gia với tên gọi là Mimana (任那) để chống lại Tân La – Cao Ly.
Vào đời Thiên Hoàng thứ 26 (Keitai), Nhật Bản đã nhiều lần điều binh theo sự thỉnh cầu của Bách Tế và nhận được sự biết ơn từ quốc gia này.
Thiên Hoàng Keitai truyền lại ngôi vị cho anh trai vào năm 531 và qua đời. Tính tới thời điểm đó, ngôi vị Thiên Hoàng chỉ được truyền lại khi vị Thiên Hoàng đương nhiệm qua đời. Vì vậy, trường hợp này được ghi chép lại là trường hợp đầu tiên truyền ngôi khi Thiên Hoàng đương nhiệm vẫn còn sống.
Vào đời Thiên Hoàng thứ 29 (Thiên Hoàng Kinmei), năm 554, căn cứ địa của Nhật bị Tân La phá hủy, sự kiện này lại càng làm hằn sâu thêm mối quan hệ thù địch giữa Nhật Bản và Tân La.
Sự du nhập của Phật giáo
Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản từ nước Bách Tế vào thời của Thiên Hoàng Kinmei. Thiên Hoàng Kimmei đã vô cùng xúc động trước tính nghệ thuật của một bức tượng Phật nên đã yêu cầu vị Đại thần Sogano Iname bảo vệ bức tượng và cho phép được xây dựng chùa chiền.
Hiện nay, bức tượng Phật mà Thiên Hoàng Kinmei ngắm ngày xưa đã không còn nữa, bức tượng cổ nhất hiện nay chính là tượng Phật Asuka, nằm ở chùa Asuka, tỉnh Nara. Người ta nói rằng những tác phẩm tượng Phật vào thời đại của con trai Thiên Hoàng Kinmei và Sogano Iname tuy thường xuyên được sửa chữa, nhưng mặt và tay phải thì gần như vẫn còn nguyên vẹn từ ngàn xưa.
Địa danh | Chùa Asuka (飛鳥寺) (tượng Phật Asuka) |
Website | http://yamatoji.nara-kankou.or.jp/01shaji/02tera/03east_area/asukadera/ |
Số điện thoại | 0744-54-2126 |
Địa chỉ | 682 Asuka, thôn Asuka, quận Takaichi, tỉnh Nara |
Bản đồ |
|
Thời gian mở cửa | 9:00 ~ 17:30
Vé vào cổng: Người lớn, sinh viên: 350 yên Học sinh Trung học: 250 yên Học sinh Tiểu học: 200 yên |
Chùa Asuka là ngôi chùa có quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản, nhưng nó đã đổi tên thành Gango-ji vào năm 710 và được di dời. Dấu vết của chùa Asuka hiện tại vẫn còn, khiến nó trở thành một di tích lịch sử quốc gia.
Gango-ji đã không còn lưu lại chất liệu gỗ thời xưa, nhưng phần ngói vẫn giữ nguyên những viên ngói cũ. Đây chính là là loại ngói đầu tiên của Nhật Bản.
Địa điểm | Chùa Gango-ji (元興寺) |
Website | https://gangoji-tera.or.jp/ |
Số điện thoại | 0742-23-1377 |
Địa chỉ | 11 Chuin-cho, thành phố Nara, tỉnh Nara |
Bản đồ |
|
Thời gian | 9:00 ~ 17:00
Vé vào cổng: Người lớn: 500 yên Học sinh Trung học: 300 yên Học sinh Tiểu học: 100 yên |
Các bạn nhớ đón đọc kỳ tiếp theo – Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 3) – nhé!