Tìm hiểu về Otoshi, văn hoá độc đáo trong các quán rượu Nhật Bản
Nếu các bạn đến du hí tại Nhật, sau khi check in khách sạn xong, trên đường dạo phố đêm chắc là sẽ muốn kiếm quán nào đó làm vài chai nhỉ! Còn gì bằng khi ta vừa nhâm nhi món Nhật, vừa thưởng thức Sake (rượu Nhật) đúng không nào?
Một hệ thống độc quyền
Sau khi đã gọi đồ uống, quán sẽ đem các món ăn nhẹ như là Kobachi (các món rau củ trộn bày ra từng chén nhỏ) cho bạn thưởng thức. Đó được gọi là “Otooshi" (vùng Kansai gọi là tsukidashi), đây là một văn hóa độc quyền tại Nhật! Khách hàng có thể nhâm nhi các món phụ này (ăn kèm theo) với rượu chờ đến khi món chính được mang ra, vốn là văn hóa xuất phát từ sự quan tâm của chủ quán đối với khách hàng.
Đầu tiên, thực khách có thể thưởng thức các đồ nhắm tự làm của quán. Các loại đồ nhắm thì vô cùng phong phú, như là salad khoai tây, các món hầm, rồi đồ chua,… cũng được xem như Otooshi. Nhưng vì nền văn hóa này có cả ưu lẫn nhược điểm, nên cũng có người Nhật không thích. Bởi vì Otooshi trên thực tế chính là phí chỗ ngồi (bị tính tiền).
Sau khi xem hóa đơn tính tiền thì mới thấy Otooshi cũng mất phí. Tùy mỗi quán mà giá dao động từ 300 đến 500 yên 1 người. Vì vậy cũng có người cảm thấy bất tiện khi chi phí lại phát sinh như vậy.
Vì có cơ hội được thưởng thức mỹ vị món ăn của quán, nên Otooshi đối với tôi mà nói, cũng có thể coi như là một cách để tôi mua “niềm vui" thôi nên cũng chẳng ngại gì. Tuy nhiên, nếu món đem ra không được ngon thì chắc là tôi cũng cảm thấy không thoải mái tí nào.
Sau khi thử tìm hiểu, tôi thấy vẫn có cách từ chối món Otooshi được quán đem ra mà không cần thông báo này đấy các bạn! Đó là nói “Otooshi katto" (Bỏ qua Otooshi). Hơn nữa, cũng có những quán rượu không phục vụ Otooshi luôn. Tuy nhiên, dù bạn có nói “Otooshi katto" thì cũng có quán không chấp nhận yêu cầu này, cho nên còn tùy thuộc dịch vụ của từng quán nữa. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải hỏi xem quán có phục vụ Otooshi hay là có thể bỏ nó được không nhé! Nếu bạn muốn bỏ qua Otooshi, bạn cũng có thể nói là “Otooshi wa irimasen" (không cần Otooshi).
Dù thế nào thì phần lớn các quán rượu Nhật hiện tại vẫn có hệ thống này. Thế nên tôi viết bài này để mong các bạn hãy tham khảo và lưu ý lại nhé!