Minamoto no Yorimitsu – Thợ săn yêu quái thời Trung Cổ
Người Nhật xưa tin rằng có yêu quái tồn tại trên đời. Tất cả những thiên tai, tai nạn hay sự cố không lý giải được đều được thuyết phục là do ma quỷ gây ra.
Thế nhưng, con người không phải lúc nào cũng chịu đầu hàng yêu ma. Đã từng có những võ sỹ trừ yêu nổi tiếng, một trong số đó là Minamoto no Yorimitsu (源頼光), hay còn được gọi là Raiko (頼光).
Tiểu sử Minamoto Yorimitsu
Yorimitsu được sinh vào năm 948, là con trưởng trong một gia đình võ sỹ.
Dòng tộc của ông vốn là gia tộc nắm giữ các chức vụ phò tá hay truyền lệnh của Thiên Hoàng, thường được biết đến với tên gọi Fujiwara Nhiếp quan gia (藤原摂関家). Yorimitsu là hậu duệ kế nhiệm nhiều đời sau của Fujiwara no Michinaga – người đã tạo ra một thời hoàng kim cho dòng họ Fujiwara Nhiếp quan gia.
Cùng với sự bành trướng quyền lực của Michinaga, gia tộc này cũng thịnh vượng như một nhà danh gia vọng tộc trong giới võ sỹ.
Lưu ý rằng Yorimitsu có cùng họ với Minamoto Yoritomo – người khai sinh Mạc phủ Kamakura mà sau này sẽ trở thành chính quyền võ sỹ đầu tiên của Nhật Bản – và em trai Minamoto Yoshitsune, nhưng hai anh em nhà này không phải con trai thuộc dòng chính như Yorimitsu, mà là con cháu của em trai Yorimitsu.
Người ta kể rằng Yorimitsu có phong thái và cốt cách của con nhà quý tộc. Giai thoại Yorimitsu diệt yêu quái bắt nguồn từ vụ án diệt cướp trị an ở núi Oeyama (大江山) năm 1018.
Quỷ nghiện rượu Shutendoji (酒呑童子) trên núi Oeyama
Có một thời gian nhiều vụ mất tích của tiểu thư quyền quý và thanh niên ở kinh đô rộ lên. Theo phán đoán của bậc thầy Âm Dương sư Abeno Seimei, lúc đó là Pháp sư của triều đình, những vụ này là do quỷ oni Shutendoji (mang hàm nghĩa là “nghiện rượu") gây ra. Nó sống trên núi Oeyama, nằm ở phía bắc Kyoto.
Vì lẽ đó, Thiên hoàng phái Fujiwara Yorimitsu đi đánh dẹp yêu quái. Yorimitsu dẫn theo các tuỳ tùng mạnh như Sakata Kintoki (坂田金時) lên đường.
Ban đầu, Yorimitsu đóng giả một thầy chùa, lấy tên là Yamabushi để tiếp cận sào huyệt của quỷ Shutendoji. Quỷ Shutendoji nhân cơ hội đó liền bày trò chiêu đãi Yorimitsu và tuỳ tùng.
Thế nhưng, món ăn trong bữa chiêu đãi đó hoá ra lại là thịt của những người đã đặt chân tới đó. Dù vậy Yorimitsu và tuỳ tùng vẫn ăn để làm thân với con quỷ, khiến nó mất cảnh giác, rồi lừa nó uống rượu độc.
Trúng độc, quỷ Shutendoji tê liệt toàn thân, Yorimitsu và thuộc hạ nhân cơ hội bắt lấy nó.
Tất nhiên, câu chuyện này chỉ là truyện giả tưởng. Nhưng trên thực tế, đúng là có những ghi chép về chuyện trên núi Oeyama có nạn trộm cướp và Minamoto Yorimitsu đến cầu cho quân dẹp loạn thắng lợi ở ngôi chùa Nariai-ji (成相寺) vào năm 1081. Lại nói về chùa Nariai-ji, ngôi chùa này có thắng cảnh Amano Hashidate – một điểm tham quan rất nổi tiếng ở Nhật.
Như vậy, có thể nói từ chuyện “đánh dẹp quân phản loạn và trộm cướp" có thật, dân gian đã truyền miệng thành câu truyện ngụ ngôn “đánh dẹp yêu quái", từ đó xây dựng nên hình tượng những “thợ săn yêu quái" còn lưu truyền đến ngày nay.
Các địa điểm xoay quanh Minamoto Yorimitsu
Thần xã Tada
Đền Tada xây trên nền đất cũ ngôi nhà của thân phụ Yorimitsu, cũng là nơi Yorimitsu sinh ra và lớn lên, nơi thờ phụng cha và các em của ông.
Các gia tộc võ sỹ danh giá thường được thờ phụng, vì vậy dưới thời đại võ sỹ nắm quyền, rất nhiều tín ngưỡng đã hình thành. Do đó, đền Tada trở thành một trong những thần xã lớn trong số các thần xã ít ỏi ở vùng Kansai.
Ngoài ra, ở mặt sau chính điện còn có mộ phần của Yorimitsu và cha ông.
Tên gọi | Thần xã Tada (多田神社) |
Trang chủ | http://www.tadajinjya.or.jp/ |
Số điện thoại | 072-793-0001 |
Địa chỉ | 1-1 thị trấn Tadain Tadadokoro, thành phố Kawanishi, tỉnh Hyogo |
Bản đồ |
|
Chùa Raiko-ji
Có ba ngôi chùa được gọi là Raiko-ji.
Thứ nhất là chùa Raiko-ji ở thành phố Kawanishi, tỉnh Hyogo. Chùa do em trai Yorimitsu xây dựng và con trai ông cho dựng tượng Phật. Chùa từng bị hư hại và được hợp nhất với một ngôi chùa khác. Nhờ sự góp sức của thần xã Tada, hoa cẩm tú cầu được trồng rất nhiều ở đây. Hiện nay ngôi chùa đã trở thành “chùa tú cầu" (Ajisai-ji) gần gũi trong tâm trí mọi người.
Tên gọi | Raiko-ji (頼光寺) |
Số điện thoại | 072-794-1165 |
Địa chỉ | 2-17-2 Higashi-Ueno, thành phố Kawanishi, tỉnh Hyogo |
Bản đồ |
|
Chùa Raiko-ji ở thành phố Toyooka, tỉnh Hyogo lại là ngôi chùa do Yorimitsu xây dựng trong thời gian nhậm chức ở đây. Ngày nay, ngôi chùa trở thành danh thắng ngắm lá vàng thu hút rất nhiều du khách.
Tên gọi | Raiko-ji (頼光寺) |
Số điện thoại | 0796-42-0670 |
Địa chỉ | 580 Kaminogo, thị trấn Hidaka, thành phố Toyooka, tỉnh Hyogo |
Bản đồ |
|
Còn chùa Raiko-ji ở thành phố Fukuchiyama tỉnh Kyoto chính là nơi khấn cầu cho đoàn quân tất thắng khi Yorimitsu đi đánh quỷ Shutendoji. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 14 và được đặt cho cái tên Raiko-ji.
Trong khuôn viên chùa có cây cổ thụ gọi là “cây nanjamonja" rất nổi tiếng, trong đó “nanjamonja" là từ chỉ những cái cây to lớn hiếm thấy, còn tên thật của loài cây này là Chionanthus retusus. Vào thượng tuần tháng Năm, trên cây nở đầy những hoa nhỏ màu trắng, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Tên gọi | Raiko-ji (頼光寺) |
Số điện thoại | 0773-22-4892 |
Địa chỉ | 547 Kawagita, thành phố Fukuchiyama, Kyoto |
Bản đồ |
|