Như thế nào là cách nói có sức thuyết phục? Những mẹo giúp bạn giao tiếp, truyền đạt tốt hơn
Đã bao giờ bạn có suy nghĩ “Tôi muốn truyền đạt tốt hơn" không chỉ trong những cuộc đàm phán hay thuyết trình trong kinh doanh mà còn ngay trong những buổi báo cáo với cấp trên hay những buổi họp nội bộ công ty? Để truyền đạt thành công những ý kiến và suy nghĩ của bản thân thì khả năng thuyết phục là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này WAppuri sẽ bật mí cho bạn cách truyền đạt có tính thuyết phục cao để dễ dàng khiến đôi phương hiểu rõ.
5 kỹ thuật và nội dung giúp nâng cao tính thuyết phục
Chắc chắn rằng nội dung khi trao đổi với đối tác ngoài công ty, chẳng hạn như trong một cuộc họp kinh doanh, sẽ khác với khi nói chuyện bên trong công ty, chẳng hạn như họp nội bộ. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật có thể dùng chung giúp bạn truyền đạt tốt hơn.
1. Lưu ý đến thứ tự nói
Để truyền tải một cách thuyết phục cần phải có kỹ thuật truyền tải logic. Có khá nhiều phương pháp, nhưng phương pháp được biết đến nhiều nhất là “PREP“.
PREP là từ viết tắt của những từ đây:
- P→POINT(Kết luận)
- R→REASON(Lý do)
- E→EXAMPLE(Ví dụ cụ thể/Tiền lệ)
- P→POINT(Điểm mấu chốt/Kết luận)
Đặc điểm của phương pháp PREP là nêu ra kết luận ngay từ đầu. Trước tiên, hãy nêu cái kết luận mà bạn muốn truyền đạt và sau đó đưa ra lý do tại sao. Như vậy, phía người nghe cũng có thể dễ dàng hiểu được nội dung vì phần kết luận đã rõ ràng ngay từ đầu.
Hiểu được kết luận sẽ giảm bớt sự tương tác không cần thiết và giảm căng thẳng cho cả người nghe và người nói. Nói cách khác, có thể tiến hành câu chuyện một cách đơn giản, dễ hiểu và thuyết phục.
2. Thêm số và dữ liệu để thêm chiều sâu cho câu chuyện
Thật khó để có thể truyền đạt thành tích và kinh nghiệm chỉ bằng lời nói, phải không? Nếu bạn trình bày bằng số và dữ liệu thì mọi thứ sẽ hiện lên rõ hơn và dễ hiểu hơn đấy.
Ví dụ:「Bán được 20.000 bản chỉ sau 3 tháng phát hành.」
3. Đưa ra những dẫn chứng, ví dụ về một người thành công nào đó
Khi nói chuyện, bạn cũng nên kết hợp những câu nói, trích dẫn và những trường hợp đã thành công của những danh nhân hoặc doanh nhân nổi tiếng. Bài học của những danh nhân hoặc doanh nhân nổi tiếng sẽ dễ thu phục được lòng người và mang lại sức thuyết phục và chiều sâu cho câu chuyện. Tương tự, bạn cũng có thể lấy báo chí và phương tiện truyền thông có thẩm quyền làm cơ sở.
4. Điều quan trọng nhất: “Đừng phủ nhận“
Trong cuộc trò chuyện, bạn và đối phương có thể nảy sinh những bất đồng quan điểm. Ngay cả khi bạn đúng, việc đột ngột phủ định điều đối phương nói là NG (not good). Không ai muốn bị phủ nhận, và mọi người đều muốn được đồng cảm. Hãy bắt đầu bằng cách khẳng định quan điểm của đối phương.
Ngay cả khi cần phủ định, thì trước tiên hãy khẳng định. Nói “Bạn nói đúng, đó là sự thật" và sau đó bắt đầu bác bỏ điều đối phương đưa ra. Kỹ thuật này được gọi là phương pháp “Yes but" và là một trong những kỹ thuật mà nhân viên kinh doanh thường áp dụng.
Hơn nữa, kỹ thuật xoay chuyển ý kiến tiêu cực của đối phương thành tích cực, còn được gọi là “kỹ thuật không phủ nhận“.
5. Kết hợp so sánh và ẩn dụ
Cũng nên kết hợp các câu chuyện ngụ ngôn và cách diễn đạt ẩn dụ trong lúc trình bày. Hãy đưa ra một ví dụ dễ hiểu và dễ hình dung cho mọi người.
Ví dụ: Thay vì chỉ nói “nước sạch", người nghe sẽ dễ dàng hình dung hơn nếu bạn giải thích rằng “nước tinh khiết đến mức đom đóm có thể sống được". Ngoài ra, thay vì chỉ dùng từ “hội thoại", sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn so sánh việc nắm bắt ngôn ngữ cũng giống như trò chơi bắt bóng.
Dễ hiểu = chấp nhận, từ đó dẫn đến khả năng thuyết phục.
5 điểm quan trọng mà người nói cần có
Kỹ thuật nói tất nhiên là quan trọng. Tuy nhiên, việc đối phương có muốn nghe bạn nói hay không còn tùy thuộc vào ấn tượng ngoại hình và độ to của giọng nói. Năm điểm sau đây là những điều đầu tiên bạn cần có để đối phương muốn nghe bạn.
1. Giữ tư thế đẹp, mặc trang phục lịch sự đúng với quy tắc trong kinh doanh.
Nếu bạn mặc trang phục thiếu tươm tất, trang trọng, bạn sẽ không được tin tưởng. Ấn tượng về ngoại hình rất quan trọng trong kinh doanh. Ngoài ra, khi khom lưng nói chuyện sẽ phần nào thể hiện sự không tự tin. Khi đó, người nghe cũng khó mà lắng nge bạn một cách nghiêm túc.
2. Trình bày một cách tự tin và quyết đoán
Mọi người thường muốn tin vào những người tự tin hơn là những người thiếu tự tin. Bạn có thể tạo ra bầu không khí tự tin bằng cách nói khẳng định dứt khoác. Hãy sử dụng 「~です(だ)」thay cho 「~でしょう」「~と思います」. Bạn tuyệt đối không nên cố giả vờ tự tin với những việc không có căn cứ, nhưng hãy truyền đạt sự việc một cách dứt khoát.
3. Tận dụng các cử chỉ
Cử chỉ và điệu bộ cũng có hiệu quả trong việc truyền đạt câu chuyện một cách dễ hiểu. Việc sử dụng kết hợp cử chỉ cũng khiến bạn trông tự tin hơn và có sức thuyết phục hơn.
4. Nhìn vào mắt đối phương và nói chuyện
Điều quan trọng trong đối thoại và giao tiếp là nhìn vào mắt người kia và nói. Nếu giao tiếp bằng mắt chắc chắn người nghe sẽ dễ được thuyết phục.
5. Thể hiện sự hưởng ứng với câu chuyện của đối phương một cách thích hợp
Mọi người sẽ xích lại gần nhau hơn nếu họ cảm thấy được đồng cảm và ủng hộ. Bằng cách đưa ra những lời nói, thái độ hưởng ứng một cách vừa phải và thích hợp, bạn có thể lấy được niềm tin của đối phương.
Hãy rèn luyện kỹ năng nói chuyện và tăng khả năng thuyết phục của bản thân.
Cùng một nội dung, một câu chuyện nhưng sức thuyết phục sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách bạn trình bày. Nếu bạn học được cách nói thuyết phục, bạn có thể sử dụng nó không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống hàng ngày nữa. Hãy để ý kỹ cách nói và nội dung nói, đồng thời trau dồi khả năng thuyết phục của bản thân.