Làm thế nào để bớt lo lắng khi thuyết trình hay phỏng vấn?
Làm thế nào để bớt lo lắng khi thuyết trình hay phỏng vấn? Sẽ có những hoàn cảnh mà bạn sẽ phải dồn hết quyết tâm và hô “đây rồi!" nhỉ. Những lúc thuyết trình và phỏng vấn, khi mà bạn có thể trình bày về những thành tích của mình và giới thiệu về bản thân chính là một trong những tình huống đó. Tuy nhiên, trong thời khắc quan trọng này, bạn thường lo lắng, căng thẳng, không thể phát huy được sức lực của mình. Tôi sẽ gợi ý những điều cần làm để không lo lắng, căng thẳng trong những tình huống quan trọng như vậy.
Nguyên nhân khiến bạn căng thẳng là gì?
Trước hết, sự cân bằng của các dây thần kinh tự chủ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của một người. Các dây thần kinh tự chủ điều chỉnh các chức năng của các cơ quan nội tạng như hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, tiếp tục hoạt động một cách vô thức trong 24 giờ. Thần kinh tự chủ bao gồm dây thần kinh giao cảm hoạt động vào ban ngày và khi bạn hoạt động, còn dây thần kinh phó giao cảm hoạt động khi bạn nghỉ ngơi và ban đêm. Khi một trong số chúng hoạt động, cái còn lại sẽ ngăn chặn chức năng duy trì sự cân bằng như một dây thần kinh tự chủ. Tuy nhiên, sự cân bằng này sẽ mất đi khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng và áp lực về tinh thần. Một chất gọi là Norepinephrine sẽ được tiết ra, các dây thần kinh giao cảm sẽ hoạt động quá mức, và nhịp tim tăng lên. Khi đó, bạn sẽ ở trong trạng thái “căng thẳng", tim đập rộn ràng và đổ mồ hôi. Điều này xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, ngay cả khi bị căng thẳng tương tự, dường như vẫn có sự khác biệt riêng về mức độ giải phóng Norepinephrine. Có lẽ mọi người cần nhận ra rằng ai cũng sẽ có cảm giác lo lắng và sẵn sàng đối phó với chúng.
Làm thế nào để không bị căng thẳng? 5 điều cần ghi nhớ
Thật khó để có thể bình tĩnh khi phỏng vấn hoặc thuyết trình. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu và thực hiện được năm điều sau đây, bạn sẽ có thể tiếp cận được tâm trí của mình.
Đừng sợ thất bại! Hãy thừa nhận rằng mình đang căng thẳng
Tất nhiên là không căng thẳng đến mức không thể nói chuyện được, nhưng bạn chỉ nên giữ cho căng thẳng vừa phải để thắt chặt tâm trạng. Như tôi đã đề cập trước đó, bất kỳ ai cũng có thể rơi vào trạng thái căng thẳng. Đừng sợ mắc lỗi. Việc tự thú nhận rằng “Tôi thực sự rất lo lắng" và “Tôi đã lo lắng đến mức không thể ngủ được vào đêm qua." sẽ rất hiệu quả. Điều quan trọng là phải biết tiết chế sự căng thẳng ở mức vừa phải.
Xây dựng sự tự tin bằng cách giữ quần áo, nét mặt và tư thế chỉn chu
Cần tuân thủ những điều cơ bản trong kinh doanh, chẳng hạn như chọn quần áo theo TPO và giữ thẳng lưng. Bạn không chỉ gây ấn tượng với người đối diện mà còn thêm tự hào về bản thân và luôn ngẩng cao đầu. Ngoài ra, giữ cho nét mặt mềm mại có tác dụng làm cho đối phương bớt căng thẳng và kết quả là chính mình cũng trở nên thư giãn hơn.
Luyện tập nói to
Chúng ta thường không có nhiều cơ hội để nói lớn trước đám đông, nhất là khi đó không phải là những cuộc hội thoại hàng ngày. Bạn nên chú ý tập thở bụng và luyện giọng để có thể nói từ bụng. Ngoài ra, nếu bạn luyện động tác uốn lưỡi lặp đi lặp lại, bạn sẽ có thể phát âm trôi chảy hơn.
Trăm hay không bằng tay quen!
Mọi người thường lo lắng về những điều họ không quen. Đối với phỏng vấn cũng vậy, bạn nên thử phỏng vấn một vài công ty ngay cả khi những công ty này không nằm trong định hướng của bạn nhưng bạn vẫn có một chút quan tâm đến họ. Nếu bạn đã quen với việc phỏng vấn, bạn sẽ có thể bình tĩnh nhận lời phỏng vấn tại công ty mà bạn yêu thích.
Không cần phải học thuộc lòng, nhưng hãy chuẩn bị trước
Chuẩn bị trước cũng là điều cần thiết để tránh căng thẳng. Bằng cách chuẩn bị trước, tình thần của bạn sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, đừng học thuộc lòng các câu hỏi và câu trả lời giả định. Bởi vì khi có điều gì đó bất ngờ xảy ra, bạn sẽ bối rối và khá lo lắng. Hãy chuẩn bị trong tưởng tượng dưới dạng một câu chuyện hoặc video.
Cần khoan dung với bản thân
Những người có mức độ căng thẳng cao được cho là người quá cầu toàn. Trên thực tế, khi mọi thứ không diễn ra theo kịch bản mà bạn vẽ ra không có nghĩa là thất bại. Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm của mình và đặt sự tự tin lên hàng đầu. Và hãy tham gia phỏng vấn hoặc thuyết trình với tin thần khoan dung với bản thân rằng “Ai cũng đều hồi hộp và có thể mắc sai lầm cả"!