Ảnh hưởng tinh thần của COVID và giải pháp
Từ cuối năm ngoái đã có một loại virus corona chủng mới bắt đầu lây lan rộng rãi. Nền kinh tế, xã hội và đời sống của người dân không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới đều rơi vào tình trạng nguy cấp.
Sự lây nhiễm virus corona chủng mới thoạt nhìn có vẻ như đã lắng dịu nhưng lại bắt đầu lây lan trở lại vào cuối tháng 7 năm 2020. Những dự báo về sự xuất hiện của “làn sóng thứ hai" đang tăng lên từng ngày.
Có vẻ như thảm họa Corona kéo dài đang bắt đầu phủ một cái bóng quá lớn vào tâm lý của những người làm kinh doanh. Vậy nên chúng tôi sẽ thảo luận về các triệu chứng trầm cảm, bất ổn về mặt tinh thần và cách mà bạn có thể đối mặt và đối phó trong thảm họa này.
Những rắc rối mà Corona mang đến, có thể bạn chưa biết?
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, số lượng các cuộc tham vấn tâm thần liên quan đến dịch virus corona chủng mới đang tăng lên.
Số lượng các cuộc tham vấn với Trung tâm Sức khỏe Tâm thần và Phúc lợi tăng mạnh từ tháng 4 đến tháng 5 – khoảng thời gian khi virus corona chủng mới đang bùng phát và mọi người phải bảo vệ bản thân khi đi ra ngoài hay bị yêu cầu nghỉ việc. Trung tâm Phúc lợi Sức khỏe Tâm thần là một tổ chức được thành lập ở các tỉnh (thành phố được chỉ định) và hỗ trợ tư vấn về các bất ổn tâm lý.
Ngoài nỗi sợ bị nhiễm virus corona hay nỗi lo lắng về việc không thể mua khẩu trang và cồn rửa tay, các dấu hiệu SOS cũng được gửi đi rất nhiều từ những người lao động (đặc biệt từ độ tuổi 40 đến 50). Dưới đây là một số lời trích.
- Tôi bị mất việc và đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Nhịp sống bị xáo trộn vì con tôi nghỉ học, khiến tôi mệt mỏi
- Tôi ghét việc gia đình cùng làm việc ở nhà cả ngày
- Tôi sợ bị lây nhiễm tại nơi làm việc
Nguồn: Tình trạng phản hồi của Trung tâm Phúc lợi và Sức khỏe Tâm thần về tư vấn sức khỏe tâm thần đối với các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới
https://www.mhlw.go.jp/content/000634930.pdf
Căn bệnh tâm lý liên quan đến dịch bệnh virus corona chủng mới này được gọi là “bệnh trầm cảm corona" và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành cuộc khảo sát sức khỏe đầu tiên trên toàn quốc vào tháng 8.
Làm việc từ xa có khiến bạn dễ cảm thấy cô độc?
Để giảm tiếp xúc với những người và bệnh nhân bị nhiễm virus corona chủng mới và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, chúng ta bị hạn chế đến “công ty" – nơi có nhiều người tụ tập.
Hình thức làm việc tại nhà đã được áp dụng. Các công ty cũng khuyến khích bởi có thể cắt giảm một số chi phí như chi phí đi lại và chi phí bảo trì văn phòng.
Hình thức này cũng có lợi cho phương diện công việc vì có thể tăng năng suất làm việc hiệu quả, và hình thức làm việc từ xa này cũng nhanh chóng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, cũng rất khó để có cảm giác bản thân mình là một phần của công ty, hay cảm giác an toàn khi giao tiếp với đồng nghiệp và cấp trên, cấp dưới. Bên cạnh đó, có một điểm bất lợi là khó phân biệt rạch ròi ranh giới giữa công việc và chuyện riêng tư, nên cũng rất khó để thư giãn khi ở nhà.
Dù có trở nên tiêu cực thì chúng ta cũng dễ có xu hướng rơi vào tình cảnh cô độc mà không thể giãi bày.
Những điều cần thiết để cải thiện sức khỏe tinh thần
Khi tình hình dịch bệnh lại trở nên nghiêm trọng, có khả năng hình thức làm việc từ xa sẽ được áp dụng trở lại. Để giữ cho tâm trí khỏe mạnh, bạn cần rèn luyện những điều sau.
- Báo cáo cấp trên khi bắt đầu và kết thúc công việc, và phân biệt công việc với việc riêng
- Trong giờ nghỉ trưa hãy đi dạo v.v… và thực hiện các hoạt động này ở một nơi khác bên ngoài nhà
- Chuẩn bị tinh thần như thể bạn đang đi làm trên công ty và luôn kiểm tra email và điện thoại thường xuyên trong giờ làm việc
- Sử dụng các công cụ họp hành trên web, thực hiện các cuộc họp qua âm thanh và màn hình. Với hình thức làm việc từ xa dễ phát sinh hiểu lầm, bạn cần phải giao tiếp trực diện mỗi ngày một lần.
Một lựa chọn khác là áp dụng “hệ thống kiểm tra mức độ căng thẳng” được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi khuyến khích. Hệ thống sẽ phân tích các câu trả lời mà nhân viên đã chọn trên bảng câu hỏi liên quan đến căng thẳng để làm rõ tình trạng căng thẳng mà người đó đang phải chịu đựng.
Vốn dĩ là từ tháng 12/2015, các cơ sở kinh doanh có từ 50 nhân viên trở lên đã bắt buộc phải thực hiện việc kiểm tra này mỗi năm một lần. Người lao động nên nhận thức được trạng thái căng thẳng của mình, không nên để bản thân ở trạng thái căng thẳng quá mức, tùy trường hợp mà sẽ phải tìm đến các cơ sở y tế.
Hệ thống trên có vai trò như một cơ chế ngăn ngừa các rối loạn sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, cũng có một cách để được theo dõi tình trạng và đưa lời khuyên bằng cách sử dụng các quầy mà Trung tâm Phúc lợi Sức khỏe Tâm thần đã giới thiệu trước đó. Hay còn có một kênh tư vấn qua điện thoại hoặc mạng xã hội, nên bạn hãy sử dụng các phương tiện này để giúp giảm căng thẳng nhé!
Điều quan trọng nhất là nên cố gắng sống với càng ít căng thẳng càng tốt.