Niềng răng cho trẻ
Khi bị ngã và răng bị lung lay
Khi con trai tôi được hai tuổi, cháu chạy trên đống bê tông và bị ngã, khiến răng cửa hàm trên bị gãy.
Khi cháu nhà tôi khoảng 7 tuổi, bé đã mọc răng vĩnh viễn, nhưng lâu ngày có lẽ do phần răng bị gãy tạo các kẽ hở không tự nhiên nên răng bị cong và mọc lệch. Tôi đã lo lắng rằng răng của cháu không được thẳng hàng, nhưng khi tôi cố thuyết phục rằng “Cháu vẫn đang nhai được thức ăn nên không cần đi chỉnh lại", thì cháu lại bị ngã. Cú ngã đập vào mặt và khiến răng lung lay, vì vậy tôi đã quyết định cho cháu đến phòng khám nha khoa. Vì vậy nha sĩ đã đề xuất đến phương án “niềng răng".
Có nhiều trẻ cũng giống cháu nhà tôi, cũng gặp các vấn đề về cách mọc răng vĩnh viễn do thiếu một số răng sữa. Mặt khác, không ít trẻ có răng sữa mọc thẳng hàng, nhưng khi mọc thành răng vĩnh viễn lại bị chồng lên nhau hoặc bị nghiêng. Nguyên nhân phát sinh các vấn đề ở thời điểm thay răng là do răng vĩnh viễn có kích thước lớn hơn răng đã rụng nên không đủ chỗ để mọc, buộc răng mới phải mọc lệch và chìa ra ngoài.
Những khó khăn khi hàm răng không thẳng hàng?
Nếu răng không mọc thẳng cạnh nhau và trở nên gồ ghề thì sẽ tạo ra một kẽ hở không tự nhiên. Khi đó vết bẩn dễ dàng tích tụ mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được giữa các kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, nếu răng mọc không thẳng hàng, diện tích tiếp xúc giữa các răng sẽ bị giảm khi nhai thức ăn, khiến trẻ mất nhiều thời gian hơn khi ăn uống, hoặc dẫn đến thói quen nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ. Ngoài ra, răng bị xiên vẹo sẽ trở nên yếu hơn do va chạm, và dễ gãy khi bị đập vào. Nghe lời giải thích này, cháu nhà tôi cũng quyết định bắt đầu chịu niềng răng. Gần đây, nhiều trẻ cũng bị áp lực vì mặc cảm về hàm răng nên cố gắng giấu răng đi khi nói chuyện hoặc cười, vì vậy số trẻ tiếp nhận niềng răng cũng ngày càng tăng lên.
Những khó khăn khi niềng răng?
Niềng răng cơ bản là chi phí tự trả, không phả chi phí mà bảo hiểm chi trả. Tùy vào quy định tại mỗi phòng khám nha khoa mà phí điều trị sẽ có sự chênh lệch. Các nha sĩ sẽ sử dụng các dây kim loại và mắc cài, sau đó điều chỉnh răng dần về vị trí thích hợp, vì vậy thời gian điều trị với mỗi người sẽ khác nhau. Hiện tại cháu nhà tôi đã niềng được gần một năm rưỡi. Bên cạnh đó, nếu để thức ăn tích tụ trên phần mắc cài cố định sẽ dễ khiến trẻ bị sâu răng, và nếu bị sâu răng thì phải gián đoạn quá trình chỉnh nha để chữa sâu răng.
Để không ảnh hưởng tiến độ điều trị, tôi được nha sĩ hướng dẫn cho cháu đánh răng với mục tiêu “Để không bao giờ bị sâu răng!”. Hơn nữa, không biết có phải do lực tác động lên răng thay đổi khi thay dây kim loại không, mà cháu nhà tôi than “Con bị đau răng với đầu".
Trước khi con trai tôi được niềng, tôi hầu như không biết gì đến việc chỉnh nha bằng niềng răng, và chỉ nghĩ rằng chỉ cần lắp thiết bị niềng vào răng là được. Tuy nhiên thực tế niềng răng lại khá vất vả cả về phương diện chi phí lẫn công sức đến khám định kỳ. Dù vậy, điều khiến tôi vẫn muốn cho cháu đi niềng do lần cháu bị đập vào miệng và khiến răng lung lay. Tôi nghĩ rằng nếu đợi đến khi răng rơi hẳn ra thì đã muộn rồi, nên quyết định cho cháu đi chỉnh nha.
Nếu con nhà bạn cũng có vấn đề về răng miệng như con trai tôi, hãy tìm hiểu thông tin từ internet hoặc từ những người có kinh nghiệm về chỉnh răng, nghe lời tư vấn tại phòng khám nha khoa, và cân nhắc xem có cần cho cháu đi niềng răng không nhé!