Mút ngón tay và cấu tạo hàm răng
Thói quen mút ngón tay
Tôi có một đứa em gái nhỏ hơn tôi 10 tuổi. Đứa em này của tôi từ nhỏ đã có một thói quen khó sửa, đó là mút ngón tay.
Khi vô tình nhận ra thì em gái tôi đã có thói quen cho ngón tay cái bên phải vào miệng mút chụt chụt. Là chị, tôi được mẹ dặn: “Hãy bảo em không mút nữa mỗi khi con thấy em đưa tay vào miệng nhé”. Mẹ tôi đã rất lo lắng rằng việc mút ngón tay sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo răng của em gái tôi.
Mút ngón tay là nguyên nhân
Người ta cho rằng khi mút ngón tay, áp lực trong khoang miệng tăng lên và răng ở hàm trên sẽ bị thu hẹp lại. Nếu sự sắp xếp của răng ở hàm trên bị dịch chuyển, nó chắc chắn sẽ làm lệch khớp cắn với hàm răng dưới. Dần dần các răng cửa trên sẽ bị đẩy ra phía trước. Ở Nhật Bản, tình trạng đó thường được gọi là “Deppa – Răng lồi“, chuyên môn gọi là “Nhô xương hàm trên”.
Việc răng cửa nhô ra ngoài sẽ khiến môi khó khép lại hoàn toàn và miệng sẽ bị khô. Tình trạng này được gọi là “Khô miệng", nghĩa là miệng bị khô và lượng nước bọt tiết ra bị giảm. Càng ít nước bọt có hoạt tính kháng khuẩn được tiết ra, vi khuẩn càng dễ phát triển. Sự gia tăng vi khuẩn làm tăng nguy cơ sâu răng, bệnh nha chu và cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
Ngoài ra, răng cửa mọc nghiêng rất dễ tổn thương trước va chạm. Răng cửa có thể bị gãy hoặc làm tổn thương môi nếu va chạm khi chơi thể thao.
Thêm vào đó, do phải nhai thức ăn nên chúng ta sẽ có thói quen đưa hàm dưới ra phía trước. Điều này vô tình bắt hàm dưới hoạt động nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng “Rối loạn khớp thái dương hàm“.
Tình trạng này nếu xuất hiện sẽ khiến cho việc đóng mở miệng trở nên khó khăn, khớp hàm cũng bị đau. Nặng hơn sẽ ảnh hưởng lan rộng ra các vùng khác ngoài cằm như tê cánh tay và các đầu ngón tay, đau đầu, chóng mặt.
Không chỉ vậy, răng cửa đưa ra ngoài sẽ làm không cân đối khuôn mặt khi nhìn từ một bên, nướu lộ ra ngoài khi cười khiến điều này sẽ trở thành điểm tự ti cho nhiều người. việc điều chỉnh khớp cắn cần được thực hiện tại phòng khám nha khoa vì nó không thể tự chữa khỏi bằng nỗ lực của bản thân người mắc tật này.
Hãy dừng việc mút tay khi trẻ được ba tuổi
Đừng nghĩ rằng “Nhất định phải làm cho con ngừng mút ngón tay!" Mút ngón tay là một trong những giai đoạn phát triển trí não lành mạnh của trẻ sơ sinh. Có vẻ như trẻ em có được sự an tâm về mặt tinh thần bằng cách mút ngón tay, vì vậy bạn chỉ nên quan sát và trông chừng ngay cả khi con mút ngón tay. Mặc dù vậy, nếu con vẫn tiếp tục cho ngón tay vào miệng trong một thời gian dài (6 tiếng trở lên trong một ngày) khi đã hơn 3 tuổi bạn nên giúp đỡ để con có thể dừng thói quen này lại.
Trong trường hợp của em gái tôi, khi em đang mút ngón tay tôi đã đưa đồ chơi cho em bằng cả hai tay và chơi cùng em. Chúng ta không thể mút ngón tay nếu cả hai tay đều đang bận rộn. Nhà tôi cũng hỗ trợ em gái tôi bằng cách dán một miếng băng cá nhân vào ngón tay cái để tạo cảm giác cứng nếu em cho tay vào miệng và dần dần điều chỉnh thói quen mút ngón tay.
Có rất nhiều vấn đề do răng mọc lệch gây ra. Nếu con của bạn có thói quen mút ngón tay, hãy giúp con giảm dần thời gian đưa ngón tay vào miệng.