Hãy đáp lại lời trẻ khi con nói: “Mẹ ơi, nhìn nè!”
“Mẹ ơi, nhìn nè!”. Nghe quen không nào? Lúc còn nhỏ con bạn có hay nói thế không? Thật ra khi chúng ta nhìn theo ý con chính là thỏa mãn nhu cầu đồng thuận của con, đồng thời cho con cảm giác an toàn khi được chở che đấy.
1. Con bắt đầu “độc lập”
Khi trẻ bắt đầu biết đi và có thể tự ăn được thì những thì những lần “Xem con nè” cũng tăng lên, Những lúc đó chúng ta phải đáp lại con bằng cách nào đó. Lúc con còn bé chắc bạn cũng nhìn con không chớp mắt hoài phải không? Tuy nhiên, khi con lớn dần thì việc đó cũng ít đi. Bởi vì chúng ta bắt đầu nghĩ rằng: “Giờ có không kè kè bên con thì cũng chả sao cả”.
Khi trẻ vào tiểu học thì cơ hội bạn quan sát hành vi của trẻ cũng giảm đi. Độ tuổi nhi đồng là thời kỳ “sống độc lập”, chính là thời kỳ trẻ được cho phép tự làm mọi việc. Bố mẹ chớ nói và nhúng tay vào để tránh làm nhiễu loạn sự độc lập này. Điều này khá quan trọng đấy. Nhưng dẫu sau thì cũng không ổn tý nào khi giao hết cho bọn trẻ và nói rằng “Việc của con thì con tự làm đi!”.
2. Hỗ trợ con khi con cần
Ví dụ như việc làm bài tập về nhà. Cả nhà tôi cùng làm bài tập với nhau. Mùa xuân này con tôi mới vào lớp bốn. Bài tập của con là “tập đọc” bằng cách đọc thành tiếng các bài trong sách giáo môn tiếng Nhật, rồi “tập làm toán” bằng cách làm các bài tập môn toán và “tập viết” bằng cách viết đi viết lại những chữ Hán tự (kanji) mới học được. Cuối tuần thì có thêm “viết nhật ký” nữa (viết chừng một trang vở).
Với bài tập đọc thì khi tôi gấp quần áo hoặc nấu bữa tối, con tôi sẽ mang sách giáo khoa ra và nói “Con đọc đây, mẹ nghe nhé!”. Nếu con muốn tôi đến bên thì tôi tất nhiên sẽ ưu tiên con hơn là việc nhà, ví dụ như lúc con nói “Bài này hơi khó, mẹ chỉ con nhé!” lúc làm toán, hay “Con viết Hán tự giỏi hơn rồi này, mẹ xem đi!” lúc tập viết.
3. Cho con cảm giác “đạt thành tựu”
Nếu mà con nói là “Con nghĩ hôm nay con làm một mình được, nên sẽ chỉ nhờ mẹ xem lại xem có nhầm chỗ nào không thôi nhé!” thì tôi sẽ lánh mặt sang làm việc nhà ở phòng khác và cố gắng không can thiệp vào viêc học của con.
Cứ như vậy, dù con có học lên tôi vẫn có thể theo sát được con và giúp con bắt kịp tại nhà những nội dung học mà con không hiểu ở trường. Ngoài ra, nếu bạn nói những câu như “Chà, bài khó thế này mà con cũng làm được hả? Giỏi ghê!” thì trẻ sẽ cười tít cho coi. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được là “Khi làm bài tập nếu mình không biết làm mà cuối cùng lại làm được thì cảm giác thật tuyệt!” hay “Nếu mình làm bài tập thì sẽ được khen nên sẽ vui lắm!”. Thế là trẻ sẽ dần dần tự giác mà bố mẹ không cần phải bảo “Con làm bài tập đi!”.
4. Lời kết
Con người chỉ có hai mắt và một miệng. Đây có thể là một thông điệp từ đấng tạo hóa rằng bạn nên dõi theo sự phát triển của con bạn bằng cả đôi mắt của mình, thay vì chỉ đưa ra chỉ thị cho con bằng miệng “Hãy làm thế này, hãy làm thế kia!”.