Bất ngờ dù tỉ lệ sinh sụt giảm, các lớp học thêm ở Nhật Bản vẫn mọc lên như nấm?!
Số trẻ em sinh ra ở Nhật Bản ngày càng suy giảm, vấn nạn giảm tỉ lệ sinh đang gia tăng nhanh chóng.
Theo Thống kê động thái dân số của năm 2017 của Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, số trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Nhật Bản ước tính là 946.000 trẻ em, chưa đạt đến 1 triệu và sẽ suy giảm còn 1 triệu trẻ chia cho hai năm tới.
Số con mà một người phụ nữ sinh được trong cả cuộc đời được gọi là “Tổng Tỷ suất sinh sản đặc trưng”. Con số này vào năm 2017 là 1.43. Mặc dù cao hơn mức thấp kỷ lục vào năm 2005 là 1.26, nhưng thật sự vẫn rất thấp. Nếu con số này không dao động quanh mức 2.07, thì có thể nói rằng dân số không hề tăng. Nói cách khác, chúng ta có thể dự báo rằng trong tương lai dân số của Nhật Bản sẽ còn tiếp tục suy giảm.
Bất chấp vấn đề giảm tỷ lệ sinh đó, các lớp học thêm ở Nhật vẫn ăn nên làm ra. “Lớp học thêm" là cơ sở tư nhân nơi tập trung trẻ em đến để bổ túc giáo dục tại trường học hoặc giáo dục dự bị học lên cấp cao hơn. Một vài lớp học thêm của Nhật Bản đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam, chẳng hạn như trường Kumon và Học viện Eiko. Ở đây, tại Nhật Bản, trẻ em ngày một ít đi mà số lượng các lớp học thêm vẫn tăng cao bất thường. Vậy tại sao lại có chuyện đó được nhỉ?
Lí do là vì sao?
Một lý do là trong vài thập kỉ qua ở Nhật Bản, người ta đã quá quen với việc cho con trẻ đi học thêm sau khi kết thúc buổi học ở trường. Theo “Thông cáo điều tra về thực trạng liên quan đến hoạt động học tập ngoài lớp học của trẻ em" do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản công bố vào tháng 8 năm 2008, trong khoảng 20 năm từ 1985 đến 2007, tỷ lệ “đi học thêm" của trẻ em tiểu học tăng vọt từ 6.2% lên 15.9% ở lớp một, từ 10.1% lên 19.3% ở lớp hai, 12.9% lên 21.4% ở lớp ba. Nói cách khác, ngay từ khi còn bé, từ cấp bậc tiểu học, cứ 5 đứa trẻ sẽ có 1 đứa đi học thêm. Con số này sẽ tăng hơn nữa trong các lớp trên tiểu học. Con số này đạt đến 45,2% khi lên lớp sáu. Ta có thể thấy rằng gần một nửa học sinh đi học thêm.
Ở Nhật Bản 30 năm trước, trẻ con đi học 6 ngày trong tuần. Thế nhưng, vì thấy rằng học sinh không có nhiều thì giờ “thư thả", nên chính phủ đã nắm bắt tâm tư nguyện vọng của trẻ mà dần dần quy định cho nghỉ vào ngày thứ bảy, và thế là việc “đi học 1 tuần 5 buổi" đã trở thành thông lệ. Người ta bảo rằng vì lý do này, nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng giảm tổng thời gian đi học ở trên lớp của con trẻ sẽ làm suy giảm năng lực học tập của bé, và thế là họ cho con đi học thêm.
Thêm một lý do nữa, trớ trêu thay, là do “giảm tỷ lệ sinh". Vì số lượng trẻ em giảm, nên cha mẹ gia tăng chi phí giáo dục cho mỗi đứa con của mình.
Số tiền hàng tháng chi ra cho các lớp học thêm tăng theo từng năm. Chi phí rất cao so với các hình thức học khác, bình quân tốn khoảng 50,000 yên mỗi tháng (khoảng 10 triệu đồng). Nhà nào có 3~4 người con thì quả là tốn nhiều tiền, nhưng nếu chỉ có 1 đứa thì giá nào cũng sẽ đầu tư cho nó. Chính vì lẽ đó, nhà nào có tỷ lệ sinh thấp lại càng chi nhiều tiền đi học thêm.
Nếu nghĩ về vấn đề trên, có thể là giảm tỷ lệ sinh sẽ ảnh hưởng đến quy mô thị trường của các lớp học thêm, làm suy giảm chúng ít nhiều nhưng có lẽ sẽ không làm sụt giảm bất ngờ được. Trong tương lai, chi phí giáo dục của cha mẹ bỏ ra cho con cũng khó mà suy giảm đúng không nào?
Ở Nhật Bản, có nhiều tranh luận cho rằng “giảm tỷ lệ sinh" là điều không tốt, nhưng cũng có một khía cạnh khác đáng nói là nhờ đó, mỗi đứa trẻ sẽ có được môi trường học tập tốt hơn. Nghĩ kỹ thì có lẽ, giảm tỷ lệ sinh cũng không hẳn là điều xấu.