Tiêm phòng là bảo vệ sức khỏe cho trẻ em – các loại vacxin nên tiêm ngừa
Tiêm phòng viêm não Nhật Bản
Con trai tôi đã được 9 tuổi nên tôi đã cho cháu đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng do muỗi lây truyền. Người mắc phải bệnh này rất khổ sở, sau vài ngày mắc bệnh sẽ có các dấu hiệu như sốt cao đến 38-40 độ, nôn mửa, hoa mắt hoặc tiêu chảy, v.v… Tại Nhật Bản, trong vòng 25 năm qua, khoảng 17% số người nhiễm bệnh đã chết. Và dù thoát khỏi cái chết nhưng vẫn sẽ có các di chứng như co cứng cơ bắp hay tê liệt toàn thân. Có đến khoảng 45-70% trường hợp được ghi nhận nhà có di chứng. Đặc biệt với trẻ em, đây là căn bệnh nguy hiểm dễ dẫn đến tình trạng tàn tật nghiêm trọng.
Việt Nam cũng tổ chức tiêm chủng cho trẻ từ 1~5 tuổi đấy. Bạn biết chứ? Tại Nhật Bản, quốc gia này đã thông qua một luật gọi là “Luật tiêm phòng”, nếu là những người ở độ tuổi phù hợp để tiêm phòng thì sẽ được tiêm miễn phí. Ngoài ra còn có thể tiêm phòng tại hầu hết các bệnh viện có Khoa nhi.
Viêm não Nhật Bản có tổng 4 lần tiêm chủng – 2 lần lúc 3 tuổi, 1 lần khi 4 tuổi và 1 lần khi 9 tuổi – đủ để tạo sự miễn dịch bên trong cơ thể.
Hỗ trợ tinh thần con trước khi tiêm
Con trai tôi hồi đó sau mấy lần tiêm cũng bảo “Đau lắm, con ghét tiêm! Con không muốn đi đâu!”. Sau này khi thấy con đã đến độ tuổi hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh này nên tôi giải thích cho con hiểu lý do tại sao phải đi tiêm phòng. Thế là con ngoan ngoãn đồng ý đi đến bệnh viện. Trong khi hồi nhỏ có nói kiểu nào con cũng bướng bỉnh “Con ghét tiêm! Con không đi bác sĩ đâu!” nên lần nào cố dẫn bé đi bệnh viện cũng đến là khổ. Mấy đứa nhỏ đứa nào cũng vậy ấy mà. Phía bệnh viện về vấn đề trẻ ghét tiêm phòng cũng khá tâm lý. Vị bác sĩ nhà tôi hay khám sẽ cho những đứa trẻ từ tiểu học trở xuống đến tiêm phòng được chơi một lần với máy “gacha gacha” ở phòng chờ (bạn có thể tham khảo bài viết “Nào ta cùng quay Gacha!“). Việc dỗ dành “Con sẽ nhận được đồ chơi như một phần thưởng vì đã tiêm giỏi” sẽ giảm nhẹ đi cảm giác dè chừng của các bé đối với việc tiêm phòng.
Các loại tiêm phòng phổ biến
Những loại tiêm phòng trẻ được tiêm từ sớm bao gồm bệnh nhiễm khuẩn do Hib và bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ. Tôi cũng đã dẫn cháu đến bệnh viện tiêm phòng khi bé mới được 2 tháng tuổi, tức là từ khi cổ bé còn chưa cứng nữa cơ.
Tiêm phòng bệnh nhiễm khuẩn do Hib
Bệnh nhiễm khuẩn do Hib là bệnh nhiễm trùng ở màng bao quanh não, nắp thanh quản bên trong họng hoặc là phổi. Đây cũng là căn bệnh rất nguy hiểm vì triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh giống với cảm cúm thông thường và nếu chữa trị muộn thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng.
Tiêm phòng bệnh do phế cầu khuẩn
Bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ cũng có triệu chứng thời gian đầu là phát sốt và ủ rũ, nếu không phát hiện sớm thì sẽ rất nguy hại. Do đó, nếu không biết về bệnh phế cầu khuẩn mà chậm trễ thì sẽ có di chứng về sau như trở ngại về phát triển/IQ/vận động hoặc có thể dẫn tới điếc (trở ngại thính lực).
Vắc xin hỗn hợp 4 loại
Loại tiêm phòng các bé được tiêm tiếp theo vắc xin “hỗn hợp 4 loại (DPT-IPV)”. Giống như tên, đây là hình thức tiêm 1 lần với 4 loại vắc xin là bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Từ khi cháu được 3 tháng tuổi, tôi chia thành nhiều lần và cho cháu đi tiêm.
Vắc xin BCG
Ngoài ra còn tiêm phòng vắc xin BCG để ngăn ngừa căn bệnh lao đáng sợ và các loại vắc xin tương ứng để phòng những bệnh như viêm gan B, virus Rota, bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, v.v…
Tiêm phòng là giúp bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm
Liệt kê ra thì thấy các bé được tiêm phòng khá nhiều đúng không nào. Gần đây tại Nhật, việc hiểu sai về tiêm phòng là nguyên nhân mà ngày càng có nhiều những bậc phụ huynh không cho con tiêm phòng, và đang dần trở thành một vấn đề xã hội. Ai cũng không nỡ để con bị đau nhiều lần như vậy. Thế nhưng đây đều là những bệnh nếu lỡ mắc phải mà đã có sẵn miễn dịch thì sẽ không bị trở nặng mà hết được luôn. Đã là bố là mẹ thì ai cũng muốn trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn về sức khỏe của các con đúng không nào!