Phương pháp giúp con nâng cao lòng tự trọng, nhận thức bản thân là một cá thể quan trọng
Tôi, một giáo viên cấp ba nay đã là năm thứ 13. Đã tiếp túc với hơn 1000 học sinh.
Trong đó, có những học sinh dù khởi đầu thành tích học tập chỉ ở mức trung bình khá, nhưng vào thời điểm quyết định của cuộc đời học sinh đã bứt phá lên vị trí top cao. Dù nói một cách chủ quan nhưng những học sinh cho thấy sự tiến bộ đều có điểm chung là ổn định về mặt tinh thần và có những suy nghĩ chín chắn. Lúc còn nhỏ, các em thường có ý thức rằng mình nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như yêu thương từ gia đình.
“Tình yêu từ gia đình" rốt cục là loại tình cảm gì?
Hãy thường xuyên lắng nghe câu chuyện của con trẻ
Trước hết, điều tôi muốn nhắc đến là “Để con trẻ có ý thức rằng mình có thể hiểu được câu chuyện của chúng, thì bản thân cha mẹ hãy lắng nghe con". Các ông bố bà mẹ có phải đang quá bận bịu công việc mà dù trẻ có hỏi, thường trả lời qua loa rằng “Ừ ừ mẹ hiểu rồi!", hay lảng tránh “Bố đang bận, để sau nhé" không? Tôi thú thật mình cũng đã có lúc như thế và phải tự kiểm điểm bản thân đấy. Thế nhưng, một sự thật rằng khi ta ưu tiên hàng đầu chuyện của con, công việc và việc nhà lại chất thành đống. Vì vậy, bản thân tôi đã thiết lập nên khoảng thời gian để có thể lắng nghe câu chuyện của con. Những lúc đi dạo, ăn cơm hay tắm cùng con, tôi sẽ nói rằng “Câu chuyện lúc nãy mẹ không nghe được nên giờ con kể cho mẹ nghe nhé", thì tôi đảm bảo rằng lúc đó sẽ trở thành thời gian kể chuyện của con trẻ.
Khi con đã nhận thức được rằng “câu chuyện của mình được lắng nghe", con sẽ cảm nhận được “mình được bố mẹ xem trọng".
Hãy chủ động hỏi cảm xúc và nguyện vọng của con
Tiếp theo, điều tôi muốn nhắc đến là việc hỏi cảm xúc và nguyện vọng của con cái. Chẳng hạn như con muốn ăn gì, muốn mặc đồ gì, muốn trở thành nhân vật nào, những sự lựa chọn nhỏ như vậy trong đời sống nhiều vô kể. Trong nhà, từ lúc 1 tuổi tôi đã luôn hỏi con “Con chọn cái nào?", “Con nghĩ như thế nào?", hỏi cảm xúc của con và để con chọn, quyết định là điều vô cùng quan trọng.
Tất nhiên, khi cha mẹ quyết định thì lúc nào cũng nhanh chóng và dễ dàng. Thế nhưng, ngày qua ngày, con vô tình phải dựa vào sự quyết định của một người khác về những điều trong cuộc sống (như thức ăn, quần áo, nội dung công việc trong 1 ngày), tóm lại con sẽ rơi vào tình trạng bản thân không thể lựa chọn, lúc đó con cảm thấy thế nào? Trong quá trình con cái phát triển, ta cần “gieo mầm", cần cho con một ý chí rằng “Con muốn làm thế này!". Hãy cho con biết để có ý chí như vậy con cần phải tự mình lựa chọn và quyết định những thứ trong cuộc sống.
Một khi con nhận thức được rằng “bố mẹ quan tâm đến cảm xúc của mình" thì con cũng sẽ nghĩ “bản thân mình được bố mẹ tôn trọng".
“Lắng nghe câu chuyện của con" và “để tự bản thân con quyết định" là hai yếu tố giúp con nâng cao lòng tự trọng (tự khẳng định bản thân).
Lòng tự trọng (khẳng định bản thân) là việc con cảm nhận được mình là một cá thể quan trọng. Đứa trẻ có lòng tự trọng cao thì dù có lớn đến mấy thì tinh thần sẽ luôn ổn định và ngoan ngoãn. Tuy cuộc khảo sát không được thử nghiệm trên toàn bộ các trẻ, nhưng những học sinh có thành tích nỗ lực trong học tập là những em có lòng tự trọng cao. Bởi vì những đứa trẻ này nói rằng “bố mẹ luôn lắng nghe chúng con, ngay cả những lúc khó khăn nhất, bố mẹ đều cổ vũ cho quyết định mà con đưa ra. Chính vì thế con tự tin và quyết tâm với con đường học vấn của mình, một phần là để cảm ơn bố mẹ".
Không tính đến chuyện thành tích học tập của con có tốt lên hay không, chúng ta vẫn muốn con của mình “tự tin rằng mình là một cá thể quan trọng". Ngay từ bây giờ, dù là những điều nhỏ nhất, sao ta không thử hành động để nâng cao lòng tự trọng (khẳng định bản thân) của con trẻ nhỉ?