Musashibo Benkei – Bề tôi trung thành số một Nhật Bản
Khi kể về câu chuyện anh hùng đầy bi kịch “Minamoto Yoshitsune“, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Musashibo Benkei – tôi trung của ngài.
Benkei là một tăng binh, nghĩa là vừa là một sư tăng phật giáo, vừa là một người lính. Ông luôn kề vai sát cánh với ngài Yoshitsune như hình với bóng, một bề tôi trung thành nhất Nhật Bản, chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Sinh thời của Benkei
Benkei được sinh ra là con trai của một lãnh chúa ở tỉnh Mie. Từ lúc còn nhỏ vì quá quậy phá, ngang ngược, nên đã được đưa đến chùa Enryaku-ji ở phía sau núi Hiei ở Kyoto. Tất nhiên là để rèn luyện Benkei.
Tuy nhiên, biện pháp này không có tác dụng gì với anh chàng này. Khi trời tối là cậu lại trốn ra khỏi đền và đến cầu Gojo Ohashi ở trung tâm Kyoto, tấn công binh sĩ và cướp kiếm của họ. Cậu đã cướp được những 999 thanh kiếm!
Địa danh | Cầu Gojo Ohashi (五条大橋) |
Địa chỉ | Gần ga Shimizu Gojo (清水五条駅), tuyến đường sắt chính điện Keihan |
Bản đồ |
|
Và khi con mồi thứ 1000 xuất hiện, người đó lại chính là Ushiwakamaru – tên thuở thiếu thời của Minamotono Yoshitsune, lúc này đang vừa thổi sáo vừa băng qua cầu.
Ushiwakamaru không những nhanh nhẹn né được các đường kiếm hiểm của Benkei mà còn dùng cây sáo trên tay gõ vào đầu của anh ta một cái “poong". Nếu như cây sáo mà là thanh kiếm thật thì có lẽ Benkei đã chết. Sau khi Ushiwakamaru cho thấy sự khác biệt về sức mạnh của mình, Benkei đã hoàn toàn tâm phục khẩu phục, và đi theo phò tá ngài như một bề tôi trung thành kể từ đó.
Dù Ushiwakamaru ra khỏi đền Kurama-dera và đi tới Hiraizumi ở tỉnh Iwate, thay đổi tên họ thành Minamoto no Yoshitsune và bắt đầu ra chiến trận thì Benkei vẫn luôn sát cánh bên ngài
Chẳng bao lâu sau, Yoshitsune đối đầu với anh trai, và bị truy đuổi, nhưng Benkei vẫn đi theo ngài và cùng đi đến Hiraizumi – một giai thoại khá nổi tiếng thời bấy giờ.
Trên đường đi, họ bị quan quân chặn lại khi ngang qua cửa khẩu gọi là Quan Sở. Thật ra người quan quân đó biết mặt của Yoshitsune. Cả hai người có lẽ đã bị bắt tại đây. Nhưng ngay lập tức Benkei đấm phù mặt của Yoshitsune – chủ nhân của mình.
“Ai bảo mặt ngươi giống Yoshitsune quá làm gì, khiến ta đi đâu cũng gặp phiền phức cả!"
Quan quân ngay lập tức đến ngăn cản Benkei và cho họ đi qua Quan Sở. Sau khi đi qua Quan Sở một cách an toàn, Benkei liền khóc và xin lỗi Yoshitsune. Yoshitsune hiểu được ý định này, liền tha thứ cho ông. Đây là câu chuyện thể hiện sự gắn kết của Yoshitsune và Benkei.
Địa danh | Dấu tích Ataka (安宅の関跡) |
Địa chỉ | 17 Ta, Ataka-machi, thành phố Komatsu, tỉnh Ishikawa, trong đền thờ Akata Sumiyoshi (安宅住吉神社) |
Bản đồ |
|
Không lâu sau, Yoshitsune bị tấn công tại nơi ở, và qua đời. Tương truyền rằng ngay trước dinh cơ, Benkei đứng sừng sững, toàn thân đầy những mũi tên, cứ thế cho đến chết mà không hề ngã xuống. Ai nấy đều xúc động trước sự dũng cảm, và khoảnh khắc anh hùng đó của ông.
Địa danh | Takagate Gikeido (高館義経堂) |
Website | http://www.motsuji.or.jp/gikeido/ |
Số điện thoại | 0191-46-3300 |
Địa chỉ | 14 Cung điện Yanagi Hiraizumi, thị trấn Hiraizumi, Nishiiwai-gun, tỉnh Iwate |
Bản đồ |
|
Thời gian hoạt động | 8:30 ~ 16:30 (5/11 ~ 4/3 chỉ mở cửa đến 16:00) |
Phí vào cổng | Học sinh THPT trở lên: 200 yên, học sinh tiểu học – THCS: 50 yên |
Không rõ hư thực thế nào
Benkei là nhân vậy không thể thiếu trong “câu chuyện về Yoshitsune", nhưng thực tế là sự tồn tại đó “chỉ có trong câu chuyện" mà thôi. Trong ghi chép lịch sử, thì chỉ có nhắc đến việc “Yoshitsune trong lúc bị truy đuổi, đã được các vi tăng lữ bất hảo ở núi Heiei giúp đỡ".
Cho đến bây giờ, Yoshitsune ngày càng được yêu thích, cũng từ đó người tôi trung lý tưởng mới được tạo ra như vậy. Tuy nhiên, rất nhiều người bị ấn tượng bởi câu chuyện về tình cảm gắn kết chủ tớ đó, ở đâu có Yoshitsune, thì ở đó sẽ luôn có Benkei.
Thành ngữ về Benkei
Cùng với Yoshitsune, Benkei cũng được nhiều người dân Nhật Bản yêu thích, từ đó họ tạo ra nhiều câu tục ngữ dùng tên của nhân vật này.
Nơi Benkei rơi lệ (Benkei naki dokoro)
Đó chính là cẳng chân (sune). Vì cẳng chân có thần kinh ngay dưới da, nên chỉ cần vỗ một chút thôi cũng thấy đau rồi. Ý chỉ một nhược điểm mà đến cả một người mạnh mẽ như Benkei cũng phải rơi lệ.
Benkei ở nhà (Uchi Benkei)
Ra khỏi nhà ông có yếu đuối và trẻ con đến đâu thì khi về đến nhà, đối với gia đình, ông vẫn được coi là người ngang tàng và kiên định. Bắt đầu từ đó, những ai ở đời sống thực yếu đuối, mà trên mạng lại hung hãn thì được gọi là “Netto Benkei"
Cùng với những ký ức về Yoshitsune, ký ức của Benkei vẫn còn đâu đó ở trong cuộc sống của người dân Nhật Bản đấy các bạn ạ!