Văn hóa truyền thống Nhật Bản – Tổng dọn vệ sinh cuối năm
Cứ mỗi độ sau ngày Lễ giáng sinh 25/12 là không khí tất bật chuẩn bị cho một năm mới lại ngập tràn cả thế giới. Trong đó phải nói đến một trong những phong tục rất đặc biệt của người Nhật, đó là không khí cả gia đình quây quần cùng nhau tổng dọn vệ sinh.
Tại sao lại tổng dọn vệ sinh
Thời từ xa xưa, người dân Nhật Bản đã tin rằng cứ vào ngày 1 tháng 1 đầu năm, sẽ có vị thần “Toshigami" – vị thần tượng trưng cho một khởi đời đầu mới mang lại may mắn và sức khoẻ – ghé thăm từng nhà. Tương truyền rằng vị thần này rất yêu thích không gian sạch sẽ, nên cứ mỗi độ giữa tháng 12 trở đi, nhà nhà lại tất bật công việc tổng dọn vệ sinh cuối năm.
Ngày nay, việc tổng dọn vệ sinh cuối năm không còn mang ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo nữa, nhưng đa số tất cả mọi người đều có chung một tâm trạng đó là việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mang lại không khí tươi mới đón chào một năm mới, do đó phong tục này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Đối với việc tổng dọn vệ sinh cuối năm, mọi người sẽ phải dọn dẹp triệt để kể cả những đồ dùng hằng ngày mình chẳng mấy đụng tay đến, hay những khe, kẽ hở, ngóc ngách rồi góc trong tủ quần áo âm tường. Với những ngôi nhà được lau dọn sạch sẽ thì việc tổng dọn cuối năm cũng diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, nhưng đối với những ngôi nhà mà hằng ngày chẳng mấy khi đụng tay vào dọn dẹp thì có lẽ phải dọn mãi dọn mãi không hồi kết… có khi còn khiến người ta mất kiên nhẫn nữa. Đây cũng là một bối cảnh chung của nhà nhà vào thời điểm tổng dọn vệ sinh cuối năm.
Mặc dù nói việc tổng dọn vệ sinh cuối năm là một phong tục đặc trưng của người Nhật nhưng cũng không hẳn là tất cả mọi người đều như vậy. Và đặc biệt, những người trẻ ngày nay: có người thì được gia đình hay bạn bè giúp đỡ trong việc dọn dẹp, có người thì tham khảo những mẹo vặt dọn nhà trên mạng và cũng có người nhờ hẳn vào dịch vụ dọn dẹp vệ sinh.
Những dụng cụ dọn dẹp truyền thống của Nhật Bản
Dọn dẹp vệ sinh vốn đã là hoạt động truyền thống trong sinh hoạt của người dân Nhật Bản từ ngày xưa, vì vậy những dụng cụ để dọn dẹp vệ sinh của người Nhật cũng rất độc đáo và khác hẳn với các quốc gia khác. Đặc biệt hơn, với những dụng cụ được tỉ mỉ tạo ra bởi những người thợ thủ công sẽ rất bền và sử dụng được rất lâu. Đây cũng là một gợi ý cho các du khách nước ngoài nên mua và mang về nước dùng thử cũng rất hay ho đấy!
Chổi
Ở Nhật người ta phân ra rất nhiều loại chổi, chẳng hạn như chổi dùng ở ngoài thì có “chổi tre", chổi dùng để quét trong phòng thì có “chổi phòng khách". Và trong “chổi phòng khách" cũng có các loại khác nhau tuỳ vào chất liệu cỏ làm ra chổi như “chổi dừa" và “chổi edo", mỗi loại chổi lại có một công năng sử dụng khác nhau.
Chẳng hạn như ở vùng Kansai, đặc trưng sàn nhà thường có rất nhiều ván nên người ta có xu hướng dùng chổi cứng như “chổi dừa". Và ngược lại ở vùng Kanto, đặc trưng nhà thường có rất nhiều chiếu nên người ta thường hay dùng chổi có độ mềm nhất định để dễ dàng quét hơn như là “chổi edo" được làm từ sợi rơm.
Những cây chổi được làm ra bởi bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công từ những vật liệu được tuyển chọn kĩ càng có mức giá dao động từ vài nghìn yên cho đến vài chục nghìn yên. Mặc dù bạn có thể tìm mua được ở những cửa hàng đồng giá 100 yên, nhưng nếu so sánh về độ bền cũng như là chất lượng sản phẩm thì lại hoàn toàn khác nhau nên tôi khuyên bạn nên thử một lần xem sao nhé!
Ngoài ra trong số các loại chổi được những người thợ thủ công tỉ mỉ tạo ra, còn có những loại chổi chuyên dùng cho bàn, máy tính, bàn phím máy tính cũng là một lựa chọn không tồi để mua về làm quà tặng đấy.
Giẻ lau
Là một trong những dụng cụ dọn dẹp quen thuộc được tận dụng từ những tấm khăn cũ hay quần áo cũ không mặc được dùng để lau chùi bụi bặm. Ở Nhật, trong giờ học “các công việc nhà" ở các trường Tiểu học, các em học sinh cũng phải học cách lau sàn như một môn thủ công cơ bản. Bạn hãy thử bắt chước theo phong cách sống “mottainai" – lối sống tiết kiệm của người Nhật, sử dụng lại những tấm khăn tắm đã cũ và quần áo không mặc để lau chùi nhé!
Ở những cửa hàng đồng giá 100 Yên, siêu thị hay trung tâm mua sắm có bán rất nhiều những set khăn lau chùi. Thật sự thì không thể nào xem thường được những mặt hàng khăn lau chùi được bày bán ấy về tính hút nước cũng như là dễ dàng lau chùi vết bẩn. Chưa kể đến những mặt hàng ấy lại có thiết kế rất dễ thương và bắt mắt khiến chúng ta dù đã mua về nhưng mãi mà không nỡ dùng vì tiếc chúng.
Ngoài ra, cũng xuất phát từ đặc trưng kiến trúc nhà và trường học ở Nhật thường có đường hành lang rất dài cho nên khi lau chùi sàn bằng giẻ lau bắt buộc phải cúi người, dùng cả 2 tay 2 chân để vừa di chuyển và điều khiển tấm giẻ theo một hàng mà gần đây ở một số nơi người ta còn tổ chức cả những cuộc thi “đường đua lau sàn".
Ở thành phố Toyohashi của tỉnh Aichi, người ta đã tổ chức cuộc thi đường đua giẻ lau sàn với tên gọi là “Thế giới Giẻ lau“. Dự kiến bộ môn này sẽ được đưa vào Thế vận hội Tokyo 2020.
Miếng cọ rửa
Đây là dụng cụ để chùi rửa chén bát hay những vật dụng đựng gia vị. Người ta những sợi cọ hoặc dừa cắt tỉa đều rồi quấn chặt vào dây thép để làm ra những miếng chùi này. Bởi vì miếng cọ rửa này thường có hình dạnh giống những chú rùa nên người ta cũng hay gọi món đồ này là “Cọ rùa con".
Những miếng “Cọ rùa con" được sản xuất từ thời Minh Trị hầu như là các miếng xốp chùi rửa được cả những vết bẩn bám cứng đầu, lau chùi được nhiều nơi không chỉ ở khu vực bếp mà còn được dùng để lau chùi giày dép.
Ngày nay, những miếng cọ chùi rửa này được bày bán rất nhiều ở những cửa hàng đồng giá 100 yên cũng như là các trung tâm mua sắm với mẫu mã tiện lợi và đẹp mắt, bạn hãy thử tìm mua nhé!