Nghề nghiệp (2) Nghề bán hàng
Trong phần 1, chúng tôi đã giới thiệu tổng quan về nghề nghiệp cũng như giải thích sự khác nhau giữa nghề và ngành. Trong phần 2 này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về đặc trưng, nội dung công việc cũng như các kỹ năng cần có đối với từng loại nghề.
Nghề bán hàng là loại công việc như thế nào?
Nghề bán hàng là công việc mà chúng ta bỏ công sức đề xuất các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đến khách hàng để khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ đó. Vai trò của người bán hàng không chỉ là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình mà còn nắm bắt chính xác các vấn đề và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời chúng ta phải kết hợp với lợi ích, lợi nhuận của khách hàng, cũng như không quên cân nhắc đến lợi nhuận của chính công ty chúng ta. Có thể nói bán hàng là một vai trò không hề dễ dàng.
Hình thức bán hàng thay đổi theo sản phẩm, dịch vụ, và đối tượng khách hàng
Nghề bán hàng được phân loại theo sản phẩm, dịch vụ cũng như đối tượng khách hàng. Ví dụ: bán hàng cho khách hàng cá nhân được gọi là “Bán hàng cho cá nhân" (B2C) ; bán cho khách hàng là công ty được gọi là “Bán hàng cho doanh nghiệp" (B2B).
Sản phẩm hữu hình thì có xe ô tô hay bất động sản, sản phẩm vô hình thì có bảo hiểm, v.v… Dù là loại hình sản phẩm nào thì cũng cần xây dựng niềm tin với khách hàng. Có nhiều trường hợp sự “hợp gu" giữa khách hàng và nhân viên bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng đối với loại hình bán hàng cho cá nhân. Còn trong bán hàng cho doanh nghiệp, nó thường đem lại một hợp đồng có quy mô lớn.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một số phương thức bán hàng tiêu biểu.
【Bán hàng cho khách hàng hiện có】
Là phương thức bán hàng cho các khách hàng đã và đang giao dịch với công ty mình. Phương thức này còn được gọi là bán hàng theo tuyến hoặc bán hàng theo đơn đặt hàng. Chúng ta cần giữ liên lạc chặt chẽ với khách hàng hằng ngày để có được các hợp đồng mới. Đôi khi chúng ta còn được giới thiệu với những khách hàng mới nữa.
【Bán hàng cho khách hàng mới】
Là hoạt động bán hàng nhằm gia tăng khách hàng mới và đối tác kinh doanh thay vì khách hàng hiện tại. Phương thức này có nhiều trở ngại hơn do chúng ta phải bán cho những người mà chúng ta chưa quen biết.
【Bán hàng qua điện thoại (bán hàng tại chỗ)】
Là phương thức bán hàng mà từ việc đặt lịch hẹn với khách hàng cho đến khi đặt hàng chỉ thực hiện qua trao đổi trên điện thoại. Đây là phương pháp bán hàng mà kỹ năng nói chuyện rất quan trọng vì phải liên tục gọi điện cho đến khi có cuộc hẹn.
【Bán hàng theo phản hồi】
Là phương thức bán hàng gửi quảng cáo và mail cho khách hàng, sau đó những khách hàng có nhu cầu sẽ liên hệ lại. Phương thức này được thực hiện tại các đại lý ô tô và bất động sản.
Ngoài các phương pháp bán hàng trên, còn có nhiều phương thức bán hàng khác nhau như bán hàng trực tiếp (Door to Door) hay tiếp thị hướng nội (Inbound Marketing).
Người như thế nào thì phù hợp với công việc bán hàng?
Đối tượng bán hàng có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Các ứng xử căn bản trong kinh doanh chính là yếu tố cốt lõi, và các kỹ năng giao tiếp tốt là hết sức cần thiết. Những người có sự thân thiện, gây được ấn tượng tố ban đầu, cũng như tạo ấn tượng nhẹ nhàng đều phù hợp cả.
Ngoài ra, cần phải quản lý lịch trình hiệu quả chi tiết từ khâu hẹn khách hàng đến khâu giao hàng. Vì sẽ có trường hợp có những cuộc hẹn với các khách hàng khác nhau trong cùng một ngày, cũng như phải đối ứng với các cuộc hẹn đột ngột. Nếu có khả năng nhớ được tên và mặt của khách hàng thì đây cũng là một điểm mạnh đấy.
Thêm vào đó, kỹ năng truyền đạt về sản phẩm, dịch vụ thật dễ hiểu cũng hết sức quan trọng. Không thể thiếu đi sự phối hợp, hay vận động hành lang không chỉ với khách hàng mà còn với các bộ phận khác trong công ty. Nếu là người làm việc mà không thấy nặng gánh với các tiêu chuẩn thành công hay mục tiêu, thì sẽ có thể trở thành một nhân viên bán hàng tích cực đấy!
Cuối cùng, hãy đặt bản thân mình vào vị trí khách hàng để xem mình có thật chu đáo hay không cũng chính là yếu tố quyết định xem bạn có thể trở thành một người kinh doanh tốt hay không!