Nắm được phương pháp phản biện và đào sâu cuộc đối thoại
Bàn luận và phá vỡ lý thuyết của đối phương được gọi là “Phản biện" (Nguồn: Digital Daijisen / Shogakukan). Ai cũng mong muốn có thể giải quyết ổn thỏa mọi việc mà không cần phải tranh luận với người khác. Đặc biệt, đất nước Nhật Bản có nền văn hóa coi trọng sự hợp tác và nhiều người bị mang hình ảnh tiêu cực nếu họ “công kích” trong các cuộc thảo luận. Đây cũng là lý do tại sao người Nhật bị xem là “lập luận kém”. Nhưng bản chất của tranh luận không chỉ là phần “chém nhau” mang tính gây hấn, nó còn là sự “đối thoại” sau khi bàn luận những ý kiến trái chiều để có được ý kiến tốt hơn và tìm ra câu trả lời chính xác. Kỹ năng “phản biện” tốt chắc chắn giúp ích trong kinh doanh nếu bạn phải tranh luận với đối phương. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn các tiểu xảo để phản biện đối phương.
- 1. 7 kỹ năng phản biện đối phương
- 1.1. 1.Đưa ra giả thuyết và chỉ ra mâu thuẫn logic của đối phương
- 1.2. 2.Làm cho đối phương nói nhiều trước để phát hiện điểm mâu thuẫn
- 1.3. 3.Tập trung vào những điểm mâu thuẫn và bất hợp lý
- 1.4. 4.Yêu cầu đối phương giải thích cụ thể sự mâu thuẫn của lập luận không hợp lý
- 1.5. 5.Giữ câu chuyện của bản thân đơn giản và không nói nhiều
- 1.6. 6.Giữ bình tĩnh và tuyệt đối không bị cảm xúc chi phối
- 1.7. 7.Đề xuất sự tồn tại của những người ủng hộ quan điểm của mình
- 2. Nói to, rõ ràng và chậm rãi cũng ám chỉ sự phản biện
7 kỹ năng phản biện đối phương
Có bảy “mẹo" tiêu biểu để phản biện đối phương theo thứ tự như sau.
1.Đưa ra giả thuyết và chỉ ra mâu thuẫn logic của đối phương
Lắng nghe cẩn thận câu chuyện của đối phương và phân tích kỹ lưỡng xem có điều gì trái với logic không. Dựa vào đó hãy thử lập ra giả thuyết của mình. Sắp xếp giả thuyết “Việc này/Cái này/Đây là …" theo trình tự như một bảng quy tắc và tìm ra mâu thuẫn theo luồng lập luận đó. Nếu tìm được một vài kết luận khả thi cho giả thuyết thì dừng lại. Vì điều này cũng giúp chúng ta tìm thấy điểm mâu thuẫn và mất kết nối trong lý lẽ của đối phương. Hơn nữa nếu bạn có thể thuyết phục đối phương bằng quy tắc này thì họ sẽ không còn điểm nào để tranh cãi. Kết quả là dẫn đến sự bác bỏ lập luận của họ. Thành công của mẹo này tất cả phụ thuộc vào cách bạn lắng nghe đối phương và hình thành các giả thuyết, quy tắc của mình một cách rõ ràng.
2.Làm cho đối phương nói nhiều trước để phát hiện điểm mâu thuẫn
Càng nói nhiều thì sẽ càng dễ lộ điểm bất lợi. Trước hết, tốt nhất bạn nên để đối phương nói nhiều hơn. Khi đó bạn sẽ có thời gian để đưa ra giả thuyết và sắp xếp các mâu thuẫn trong câu chuyện của họ lúc họ đang nói. Một mũi tên trúng hai đích.
3.Tập trung vào những điểm mâu thuẫn và bất hợp lý
Nếu bạn tìm thấy điểm mâu thuẫn trong câu chuyện của đối phương, hãy tập trung hỏi về điểm đó. Khi bạn đặt câu hỏi dồn dập, họ sẽ không có thời gian để suy nghĩ.
4.Yêu cầu đối phương giải thích cụ thể sự mâu thuẫn của lập luận không hợp lý
Sau khi tập trung vào những điểm mâu thuẫn, đã đến lúc bạn yêu cầu sự giải thích rõ hơn cho những điểm mâu thuẫn đó. Hãy đề nghị đối phương đưa ra ví dụ cụ thể nhất có thể. Ví dụ, gợi ý họ trình bày những dữ liệu khách quan hay những sự vật/sự việc làm mẫu. Nếu họ không thể giải thích nó một cách cụ thể được đồng nghĩa đây là một bằng chứng không có tính thuyết phục. Từ đây bạn có thể dễ dàng phản biện.
5.Giữ câu chuyện của bản thân đơn giản và không nói nhiều
Mấu chốt của việc phản biện là hãy để đối phương nói và bạn không nên nói nhiều. Sau khi bạn nói về những điểm chính, hãy tập trung lắng nghe đối phương. Họ càng nói nhiều thì bạn càng dễ tìm ra mâu thuẫn trong logic và ngược lại.
6.Giữ bình tĩnh và tuyệt đối không bị cảm xúc chi phối
Sẽ có lúc đối phương trở nên cảm tính khi cuộc thảo luận đang diễn ra. Đặc biệt nếu bạn sử dụng những kỹ năng phản biện và họ đang gặp bất lợi. Tuy nhiên, bạn không được cảm tính theo đối phương. Lập luận của người mất bình tĩnh trong cuộc thảo luận sẽ không được tin tưởng. Người giữ được bình tĩnh trong cuộc hội thoại sẽ dễ thuyết phục người khác hơn. Hãy cố gắng giữ một cái đầu lạnh khi phản biện.
7.Đề xuất sự tồn tại của những người ủng hộ quan điểm của mình
Mọi người có xu hướng nghiêng về ý kiến số đông. Nếu bạn có những người ủng hộ lập luận của mình, bạn cũng nên nêu ra. Nếu một giả thuyết rõ ràng được nhiều người đồng tình thì nó cũng tăng tính thuyết phục hơn.
Nói to, rõ ràng và chậm rãi cũng ám chỉ sự phản biện
Khi nói chuyện, hãy nói to, rõ ràng, chậm rãi và dễ hiểu. Đây là điều cơ bản không chỉ khi đang phản biện mà bất kể khi phải thuyết trình vấn đề gì. Cách nói chuyện dễ hiểu giúp bạn dễ dàng truyền đạt quan điểm và hơn hết là bạn có thể thể hiện sự tự tin của mình với đối phương. Cách nói tự tin cũng giúp tăng độ tin cậy của nội dung. Cảm thấy sảng khoái là một phần của phản biện. Tuy nhiên, đánh bại đối phương không phải là bản chất của lập luận. Hãy nhớ rằng phản biện là một cách để đối thoại và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.