Mùa hè đến rồi! Những phương pháp độc đáo giúp đối phó tia cực tím được người Nhật yêu thích
Nhật Bản bước vào tháng 8, cũng là lúc mùa hè được thể hiện rõ nét nhất, những tia nắng mặt trời cũng đều gay gắt hơn mỗi ngày. Nhưng mùa hè năm nay lại có một chút lạ thường, không như những năm trước. Thông thường, trước khi đến hè sẽ có một khoảng thời gian nhiều cơn mưa kéo đến mà người ta gọi là “mùa mưa (tsuyu)". Vì vào khoảng thời gian này mưa rơi nhiều nên hạt gạo phát triển tốt, nhờ đó có thể thu hoạch được những hạt gạo ngon vào cuối hè. Những năm trước, mùa mưa sẽ kéo dài đến khoảng nửa cuối tháng 7 ở Tokyo, nhưng năm nay mùa mưa đã kết thúc vào nửa cuối tháng 6 rồi. Theo như Cục Khí tượng, hiện tượng mùa mưa kết thúc vào tháng 6 này là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử quan sát.
Nhưng đó không phải là tất cả. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là tại tỉnh Saitama cách không xa Tokyo, đạt mức 41.1℃ vào ngày 23/7. Người ta nói rằng đây cũng là nhiệt độ làm phá vỡ kỉ lục nhiệt độ cao nhất của Nhật Bản từ trước đến nay. Đúng vào ngày hôm đó, tôi cũng đã gặp một người Nhật đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh và thi thoảng mới về nước, người đó cũng đã nói với tôi rằng họ thấy mùa hè của Nhật còn nóng hơn cả Việt Nam. Mùa hè ở Nhật Bản, mà đặc biệt là ở Tokyo, ánh nắng mặt trời khá gay gắt và tia cực tím cũng mạnh, thế nên cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh một cách kỹ càng.
Các bạn ở Việt Nam đã đối phó với tia cực tím như thế nào?
Ở Nhật Bản, người ta có gọi những thứ sau là “Tam chủng thần khí" của việc đối phó tia cực tím. Đó là kính râm, dù che nắng, và cái mũ. Mũ hay kính râm cũng thường được sử dụng ngay cả ở các quốc gia ngoài Nhật. Tỷ lệ ngăn tia cực tím đi vào mắt khi đội mũ là 20% và lên đến 90% khi mang kính râm, ngoài mũ và kính ra thì nếu thoa “kem chống nắng" cũng là một biện pháp phòng tránh phổ biến đấy!
Thế nhưng ở Nhật, ngoài những vật dụng được đề cập ở trên, “dù che nắng" cũng được mọi người đặc biệt ưa chuộng. Đó là “chiếc dù" không chỉ để che mưa theo nghĩa đen, mà nó còn được sử dụng để tránh đi ánh nắng mặt trời vào những ngày nắng. Trước đây nó đã từng là hình ảnh mà phụ nữ, nhiều hơn cả là phụ nữ trên trung niên, thường sử dụng. Thế nhưng gần đây, nó lại trở nên phổ biến ngay cả trong số những cô gái trẻ. Ngoài ra, không chỉ phái nữ mà ngay trong nam giới, số người sử dụng dù che nắng cũng tăng lên (cũng có một cộng đồng kỳ lạ mang tên “Hội nam giới thích bung dù che nắng" nữa đấy)
Có thể mua một cây dù che nắng ở đâu?
Nếu tại Nhật, bạn có thể mua dù ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa nơi bán những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, hay ngay cả hiệu thuốc. Thế nhưng ở những chỗ này sẽ không có nhiều loại dù che nắng để chọn đâu. Nên bạn hãy thử đến những trung tâm thương mại lớn, trong đó sẽ có những quầy hàng gọi là nơi bán dù, và ở đó bán gần 200 loại dù che nắng. Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh thì bạn có thể mua ở AEON hoặc Takashimaya đấy. (⇒ cuộc sống tại thành phố Hồ Chí Minh của Yuyumama)
Những điều cần lưu ý khi chọn dù che nắng
● Kiểu dù xếp vẫn là tuyệt nhất. Khi mặt trời lặn và bạn không muốn sử dụng nữa, bạn có thể cất nó trong chiếc túi đựng.
● Hãy chọn một thiết kế tươi tắn một chút. Nếu không bạn sẽ bị hiểu nhầm là đang cầm một chiếc ô che mưa mất.
● Một cây dù che nắng cũng có nhiều tính năng đa dạng chẳng hạn như chống tia cực tím, che nắng, ngăn nhiệt. Ngoài ra cũng có loại “Ô che mưa che nắng" có thể dùng cả lúc trời mưa. Hãy chọn loại ô dù phù hợp với nhu cầu của bạn nhé!
● Nếu bạn có thể chọn một chiếc dù có kiểu dáng mình yêu thích thì tuyệt quá rồi, nhưng tôi cũng xin có đôi điều về việc lựa chọn màu sắc dù đây. Trong trường hợp sử dụng dù với mục đích để ngăn tia cực tím, thì những cây dù che nắng có màu đen hoặc màu tối sẽ có hiệu quả hơn dù màu trắng. Thế nhưng khuyết điểm của những cây dù màu tối là có thể sẽ khiến người khác cảm giác nóng bức khi nhìn vào. Nếu bạn muốn một cây dù đơn thuần chỉ để ngăn nhiệt độ trực tiếp từ ánh sáng mặt trời chiếu vào thì có lẽ chọn một cây dù che nắng mang lại cảm giác thoáng mát, chẳng hạn như bằng vải trắng hoặc vải ren thì hợp lý hơn.
● Cây dù được sản xuất để ngăn tia cực tím thì có thời hạn sử dụng khá lâu. Dĩ nhiên sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng, nhưng thông thường sẽ là từ 2 đến 3 năm, nên cần phải thay mới cây dù của mình đều đặn.
● Độ che phủ của dù chỉ có thể đến nửa thân trên của người. Một chiếc dù có thể ngăn ánh mặt trời chiếu thẳng, nhưng không thể tránh “Ánh sáng phản xạ bao gồm tia cực tím" được phản xạ từ mặt đường hay vật chất xung quanh. Trong trường hợp bạn muốn thực hiện các biện pháp đối phó với bức xạ cực tím ở phần dưới cơ thể, bạn có thể mang chân váy dài (với nam giới thì là quần dài), hoặc thoa kem chống nắng chẳng hạn, …
Cây dù che nắng ở Nhật Bản đã trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả cao, thế nhưng có vẻ như lại khiến những người nước ngoài có một chút cảm giác kỳ lạ về nó. Cách đây vài năm, một nhà sản xuất điều hòa đã hỏi 100 người nước ngoài sinh sống tại Tokyo rằng “Trong những biện pháp đối phó với cơn nóng mùa hè ở Tokyo, có biện pháp nào khiến bạn thán phục hay ngạc nhiên không?", thì phương án được trả lời nhiều nhất là “Dùng ô che nắng (chiếm 46%)". Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến như là “ô dù là vật dụng để dùng vào ngày mưa", “bà cô thối", “strange", “da trắng thì không khỏe mạnh", …v…v
Tuy nhiên khi thử tìm hiểu, tôi được biết dù che nắng vốn không phải do người Nhật phát minh, mà nó đã được sử dụng từ thời đại của nền văn minh Lưỡng Hà cách đây 3000 năm trước.
Còn gần đây là sự xuất hiện của dù che nắng trong nền hội họa nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19.
Mặc dù vậy, vì chỉ co1 người Nhật mới ưa dùng dù che nắng, nên mối quan hệ giữa Lưỡng Hà cổ đại hay hội họa Pháp đều không rõ ràng.
Tái bút: Tôi nghĩ rằng ngay cả những bạn Việt Nam đã quen với cái nóng rồi thì cũng sẽ bị ngạc nhiên bởi sức nóng và ánh nắng mặt trời của mùa hè Nhật Bản. Vì vậy nhất định hãy thực hiện biện pháp đối phó với cái nóng và tia cực tím một cách tốt nhất khi đến Nhật vào mùa hè nhé!