Hãy kiểm tra thể chất định kỳ cho trẻ
Cân đo định kỳ
Mới đây đứa con trai học lớp 5 của tôi đã mang từ trường về sổ khám sức khỏe. Tại trường tiểu học công lập nơi tôi sinh sống có tổ chức khám sức khỏe cho học sinh ba lần một năm tại phòng y tế của trường. Sổ khám sức khỏe mà con tôi mang về là sổ ghi chép lại các thông tin sức khỏe đó.
Cơ sở y tế tại địa phương sẽ hỗ trợ cân đo sức khỏe cho trẻ tại thời điểm trẻ được 3 tháng, 18 tháng và 36 tháng tuổi. Ngoài các mốc thời gian đó, trẻ sẽ được cân đo tại trung tâm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em gần đó. Ngoài ra khi bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ cũng sẽ được cân đo định kỳ. Theo đó, thỉnh thoảng tôi sẽ kiểm tra được thể chất của con trong quá trình nuôi con của mình. Từ khi con trai tôi chào đời, chiều cao và cân nặng của cháu hầu như nằm ở mức trung bình so với các trẻ đồng trang lứa. Đến mức tôi muốn đặt biệt danh cho con là “Mr. Bình Bình". Tuy nhiên, cũng có một số trẻ bị béo phì, chiều cao dưới chuẩn.
Cột mốc phát triển của trẻ
Có 4 cột mốc phát triển của trẻ.
Thời điểm từ khi mới sinh đến một tuổi được gọi là “giai đoạn sơ sinh“, từ một tuổi đến khi vào tiểu học được gọi là “giai đoạn thiếu nhi“. Đây là khoảng thời gian phát triển nhanh nhất trong cuộc đời mỗi người. Một đứa trẻ sinh ra khoảng 50cm, nhưng sau bốn năm nó sẽ tăng gấp đôi lên khoảng 100cm. Sáu năm tiểu học là “giai đoạn tuổi học trò“. Mặc dù có sự khác biệt giữa nam và nữ nhưng chiều cao của trẻ tăng dần từ 5-7cm mỗi năm. Từ trung học cơ sở đến khoảng 20 tuổi được gọi là “giai đoạn dậy thì" và mặc dù trẻ sẽ không còn phát triển nhiều như giai đoạn thiếu nhi nhưng chiều cao và cân nặng vẫn cho thấy sự phát triển nhanh chóng. Có một chất hóa học được gọi là “hormone" thúc đẩy sự phát triển trong từng thời kỳ. Giai đoạn sơ sinh có “hormone tuyến giáp" (tuyến giáp là tuyến nội tiết xung quanh cổ) được tiết ra dồi dào và giai đoạn tuổi học trò chịu ảnh hưởng của “hormone tăng trưởng (được tiết ra từ tuyến yên là một cơ quan nhỏ trong đầu).
Biết gì từ việc cân đo định kỳ ?
Bằng cách đo chiều cao và cân nặng, bạn sẽ biết được các hormone có được tiết ra một cách bình thường hay không. Ngoài ra, bạn cũng sẽ kiểm soát được các khối u não, nhiễm sắc thể bất thường gây ra (“hội chứng Turner" chỉ xảy ra ở bé gái, là hội chứng với đặc trưng là cơ thể ngắn hơn bình thường, không dậy thì và không có khả năng sinh sản), khả năng trẻ bị bạo hành, “hội chứng thiếu thốn tình cảm người mẹ" (là hội chứng bắt nguồn từ sự khó khăn khi nuôi con, tình trạng nghèo khó,…làm cho trẻ không phát triển một cách khỏe mạnh do thiếu tình thương từ người nuôi trẻ).
Vì vậy cần cân đo trẻ liên tục bên cạnh các mốc thời gian quan trọng. Khi bạn kết nối các “dấu chấm" để tạo thành một “đường thẳng", lần đầu tiên bạn có thể thấy rằng trẻ đang đạt được mức tăng trưởng ổn định. Nó sẽ được thể hiện bởi đồ thị “đường cong tăng trưởng".
Trường hợp cha mẹ có dáng người nhỏ hoặc to cao thì con bạn cũng có thể sẽ nhỏ con hoặc to con hơn những đứa trẻ khác. Phần lớn các trường hợp này không đáng lo ngại tuy nhiên như đã nói ở trên, bệnh tật có thể ẩn giấu. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển của trẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn.