Cách giao tiếp với bé trai trong giai đoạn trưởng thành lần 2 (thời kỳ thể hiện đặc trưng giới tính)
Khi biết rằng mình đã mang thai một cậu bé, hay khi một bé trai ra đời, đối với những bạn đang làm mẹ thì bên cạnh sự hạnh phúc, bạn có cảm thấy lo lắng không? Với những đứa con khác giới tính với cha hoặc mẹ thì đôi khi chúng ta sẽ bị bối rối rằng không biết nên tiếp xúc với con thế nào thì tốt nhỉ.
Đặc biệt, từ khi 10 tuổi, do ảnh hưởng của hoóc-môn được bài tiết mạnh mẽ nên sẽ xảy ra những thay đổi về giới ở tuổi dậy thì. Không chỉ những thay đổi về cơ thể như sự phát triển về tóc, sự nhanh nhạy hay thay đổi giọng nói, mà cả những biến chuyển về tinh thần cùng sự trưởng thành của tâm hồn cũng khiến người mẹ khá khó khăn khi đối mặt.
Tôi có đứa con trai sắp được 10 tuổi. Trước khi mang thai, tôi từng thấy những kinh nghiệm nuôi con được chiếu trên tivi thật thú vị, nên tôi đã bắt chước theo. Đó là một chương trình thực tế mà một người mẹ nói cho đứa con nghe về những điều như sau:
Khi lên 10 tuổi, còn gọi là tuổi dậy thì, con (đứa trẻ) sẽ tự dưng trở nên chán ghét bố và mẹ. Và con cũng sẽ nghĩ rằng “sao mà phiền quá?". Nhưng mà, điều đó không có nghĩa là con hư, cũng không có nghĩa bố và mẹ thật tệ. Đó là do sự xuất hiện của một thứ gọi là “hoóc-môn" bắt đầu tuôn ra như nước chảy mạnh từ vòi sen vậy. Ngay cả khi con nghĩ rằng con ghét bố và mẹ, thì bố mẹ vẫn luôn yêu con.
Người mẹ đó đã nói đi nói lại những điều như vậy đến khi đứa con 10 tuổi.
Còn tôi thì đang dạy ở một trường cấp ba, và câu mà những bà mẹ của các cậu bé trai thường hỏi tôi là: “Con tôi chẳng bao giờ kể chuyện gì về trường lớp cho tôi nghe cả. Cháu nó có đang học hành hay hoạt động ngoại khóa gì không?". Có lẽ trong một số gia đình không có bất cứ cuộc nói chuyện thường ngày nào, ngay cả những cuộc nói chuyện về trường lớp.
Có một câu chuyện nực cười trong buổi phỏng vấn người bảo hộ, cậu nam sinh cấp 3 kể rằng dù bố mẹ có nói gì hay hỏi han gì thì chỉ trả lời miễn cưỡng “dạ" hoặc “cũng được", nếu có nói chuyện dài một chút thì cũng chỉ là xin “Con đi mua quần áo với bạn, cho con tiền đi", nên khiến mẹ khá thất vọng.
Đối với giáo viên, có những trường hợp khi mà học sinh không thể thành tâm xin lỗi, hay không đồng ý làm theo những gì được nhắc nhở mà còn có thái độ phản kháng sẽ dễ dàng khiến cho mối quan hệ giữa con người với nhau trở nên tồi tệ hơn. Nên các giáo viên, kể cả những người có kiến thức chuyên môn về giáo dục và đã từng tiếp xúc với bao nhiêu đứa trẻ đi chăng nữa, cũng cảm thấy khó khăn trong cách đối xử sao cho phải với các em ở độ tuổi từ Tiểu học, cấp 2 cho đến cấp 3. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi mà đối với những bậc phụ huynh như chúng ta – những người mới nuôi con lần đầu, hay những người chỉ phải nuôi vài đứa con thôi – sẽ có những lúc cảm thấy đứa con đang trong độ tuổi dậy thì của mình hành xử như “người trên trời", hoặc cứ như người của thế giới khác vậy.
Nhưng, như chương trình “Sempai Mama" tôi đang tham khảo, nếu tiếp tục giữ suy nghĩ “dù như thế nào thì đứa trẻ này vẫn là đứa con quý giá đối với tôi", và truyền lại với đứa con điều đó, thì cả mẹ với con đều có thể vượt qua giai đoạn khó khăn bước sang nấc thang người lớn.
Cụ thể, điều quan trọng là phải thông cảm chấp nhận những phản ứng khác nhau của con, và nghĩ rằng “đó là chặng đường mà chính mình cũng đã từng qua". Hơn nữa, cả bố và mẹ có cả tư cách người cha (chỉ dẫn những luật lệ của xã hội) và bản năng người mẹ (đong đầy tình yêu mà không cần nhận lại), nên cũng cần chú trọng việc động viên con bằng cách tiếp cận của riêng mỗi người.
Bạn không cần phải chấp nhận mọi thứ về đứa con một mình. Không chỉ trong giai đoạn dậy thì, việc “nuôi dạy con cái" còn là nỗ lực của những người xung quanh như ông bà, mọi người cần cùng nhau chung sức và chỉ bảo cho đứa trẻ.
Kéo dài khoảng 10 năm kể từ khi 10 tuổi, tuổi dậy thì giống như một đường hầm mà ánh sáng không thể lọt qua. Nhưng ngay cả trong đường hầm dù dài đến thế nào thì chắc chắn cũng sẽ có một lối ra. Sẽ có một ngày bạn có thể xây dựng được một “mối quan hệ giữa người lớn và người lớn" với đứa con của minh – một người luôn tự tin rằng “Tôi đã trải qua tất cả bằng chính sức của mình". Hãy an tâm về điều đó nhé!