Kiến thức về lịch sử Nhật Bản – Sankin Kotai (tham cần giao đại)

Bạn đã bao giờ thấy cảnh một đoàn người trên đường vừa đi vừa hô to “Shita-ni~ Shitani~!" trong các bộ phim phim lấy bối cảnh thời đại Edo kỳ cận đại của Nhật Bản chưa nè?

Đoàn diễu hành này được gọi là “Daimyo gyoretsu" (大名行列, tạm dịch là “Hành hương Quý tộc"), đây chính là dip để lãnh chúa các phương trở về trung tâm Nhật Bản thời bấy giờ là Edo (Tokyo ngày nay).

Tại sao lại hướng về Edo?

Nguồn gốc sâu xa của những đợt Hành hương Quý tộc này là do có một thông lệ đặc biệt thời Edo được gọi là Sankin Koutai (参勤交代, chữ Hán là “tham cần giao đại").

Thông lệ tham cần giao đại này quy định các lãnh chúa mỗi năm sẽ di chuyển qua lại giữa lãnh thổ của mình và Edo. Sau khi ở Edo 1 năm, họ sẽ quay lại lãnh thổ của mình, và qua 1 năm lại tiếp tục quay lại Edo. Ngoài ra, việc đem con trai và vợ theo sống ở Edo lại càng chứng tỏ lòng trung thành của họ với Tướng quân.

Mục đích của việc này là tạo chi phí qua lại giữa 2 nơi, giảm sức mạnh tài chính của các lãnh chúa, để không ai có thể chống đối lai Mạc Phủ Edo. Nhờ đó mà người ta cho rằng đây là một thời đại hòa bình lâu dài 250 năm vì không hề có ai chống lại Mạc Phủ Edo cả.

Hơn nữa, mạng lưới đường bộ từ mỗi nơi đến Edo đều được cải thiện, giao thông và vận chuyển cũng hết sức phát triển.

Hành hương quý tộc

Phải mất 6 tháng để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi như vậy, và bắt đầu bằng nhiều cuộc thương lượng khác nhau, như là tuyển người khuân vác đồ đạc, chỗ lưu trú, lên kế hoạch hành trình sao cho cẩn thận tránh vượt mặt các lãnh chúa khác, rồi phải trinh sát trước các tuyến đường, chuẩn bị ngân sách, v.v…

Số lượng người hành hương sẽ có thay đổi tùy theo thời gian cũng như khả năng tài chính của lãnh chúa, nhưng tối thiểu phải là 150 người. Trung bình một cuộc hành hương quý tộc như vậy tầm 450 người thôi. Nhưng mà hành hương của một vị lãnh chú có quyền lực tài chính nhất thì cũng phải lên đến 4000 người cơ đấy.

Sau khi xuất phát rồi thì sẽ đi rất nhanh. Nếu lữ khách bình thường đi bộ thì phải mất 12 ngày đường, nhưng họ sẽ chỉ mất 10 ngày mà thôi.

Thế nhưng, họ sẽ đi thong thả khi đi trong thị trấn. Điều đó là để cho người dân thấy sự uy nghi của lãnh chúa và sự linh đình của hành hương quý tộc là như thế nào. Dân chúng thì thị lãm cuộc hành hương như một sự giải trí nhất định.

Trong phim ảnh, sẽ có rất nhiều người cúi rạp dọc đường cho đến khi đoàn hành hương quý tộc đi qua, nhưng sự thật là chỉ vào lúc là hành hương của Tướng quân, hay cuộc hành hương của người thân Tướng quân mà thôi. Trong những trường hợp đi trên đường như vậy, khi người dân cảm nhận được bầu không khí của những đoàn hành hương quý tộc này đang đến gần, thì không có quy định nào bắt buộc người dân phải ra những con đường phụ và nhìn đoàn hành hương từ xa hay có thể nhìn từ trong nhà cả.

Đối với các đoàn hành hương khác, chỉ khi kiệu (Kago) có lãnh chúa ngồi bên trong đi qua trước mặt, họ mới phủ phục mà thôi.

Tuy nhiên, nếu cắt ngang dòng hành hương, làm mất trật tự hoặc cản trở thì sẽ bị quy tội thất lễ, tùy từng tội trạng mà có khi sẽ bị xử tử (có điều, nếu không phải là quá thất lễ đến mức như phớt lờ sự nhắc nhở, yêu cầu thì sẽ không bị xử.)

Hiện tại có thể xem hành hương quý tộc không nhỉ?

Có những lễ hội có tái hiện cuộc hành hương quý tộc trên khắp mọi miền nước Nhật đấy!

Lễ hội Hành hương Quý tộc Hakone nổi tiếng diễn ra hằng năm vào ngày 3/11 tại Kanagawa, là một lễ hội ở khu vực thủ đô Tokyo nè.

Ngoài ra, có một series phim lấy đề tài hành hương quý tộc tên là “Siêu tốc độ! Tham cần giao đại! (Tên tiếng Anh là SAMURAI HUSTLE)" đấy các bạn! Đây là một bộ phim giải trí hài hước và thú vị nói về những khó khăn về việc phải di chuyển giữa hai nơi của các lãnh chúa. Các bạn có thể xem nếu quan tâm nhé!