Kiến thức về lịch sử Nhật Bản – Thần Phật tập hợp và Thần Phật phân ly

Nhật Bản ngày nay là một quốc gia tự do tín ngưỡng, không chỉ có chùa chiền Phật giáo hay Đền thờ Thần đạo, mà còn có cả nhà nguyện dành cho các tôn giáo khác như Kito giáo và Hồi giáo.

Tuy nhiên, Nhật Bản trước khi bước vào thời kỳ cận đại chỉ có Phật giáo và Thần đạo. Hơn nữa, không có sự phân biệt giữa Phật giáo và Thần đạo, trong chùa có đền, và trong đền lại thờ Phật. Đây được gọi là “Thần Phật Tập Hợp".

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, “thời kỳ Minh Trị" diễn ra sự kiện quyền lực được Mạc phủ Edo trao trả lại cho Thiên hoàng, và ban hành pháp luật đối với dân chúng nhằm tôn thờ Thiên hoàng.

Trong bối cảnh đó, chính sách “Thần Phật Phân Ly" được thực thi vào năm 1868 nhằm tách biệt Thần đạo và Phật giáo, trong đó Thiên hoàng là “Thần", và Thần đạo là “Quốc giáo".

Bạo loạn trong dân chúng

Tuân theo chính sách đó, cơ sở vật chất và công cụ liên quan đến Thần đạo nằm trong Chùa Phật giáo cũng như cơ sở vật chất và công cụ liên quan đến Phật giáo nằm trong Đền Thần đạo đều được chuyển đến các ngôi đền gần đó hoặc xây đền mới để tách biệt hai tín ngưỡng.

Mục đích của chính phủ là tách biệt chùa Phật giáo với đền Thần đạo, nhưng dân chúng lại có xu hướng hiểu sai lệch câu nói “Lấy Thần đạo làm quốc giáo" thành “Loại trừ Phật giáo". Tư tưởng loại trừ Phật giáo được gọi là “Phế Phật Huỷ Thích" (tạm dịch là “phong trào chống Phật").

Kết quả là, xảy ra bạo loạn ở những ngôi chùa khắp nơi, phá huỷ cơ sở vật chất và cả tượng Phật. Một số kiến trúc và tượng Phật quan trọng mang tầm cỡ di sản văn hoá bị phá hoại, một số thì bị đánh cắp trong cảnh hỗn loạn.

Lý do tại sao dẫn đến bạo loạn, người ta nói rằng là vì bối cảnh lúc đó có thế lực chống đối Phật giáo được bảo hộ bởi Mạc phủ Edo, họ có quyền quản lý và cấp hộ tịch cho dân, cứ thản nhiên sống như thế, mục nát và thối rữa.

Thế nhưng, trong giới Phật giáo Nhật Bản đang trong vòng nguy hiểm này, các nhà sư bắt buộc phải cải cách, và dẫn đến giới Phật giáo cận đại cũng mục ruỗng không kém.

Để bảo vệ di sản văn hoá Phật giáo, trong số những người đứng lên có cả người ngoại quốc bị mê hoặc bởi mỹ thuật Phật giáo.

Di tích về “Phế Phật Huỷ Thích" còn sót lại đến ngày nay

Chính phủ Minh Trị đã cho thi hành chính sách Thần Phật Phân Ly, nhưng không kêu gọi thực hiện những hành động phá hoại như thế. Ngược lại, chính quyền Minh Trị cũng đang bối rối.

Dường như không có ai bị xúi giục, mà chính là “dân thường đã bạo loạn".

Đền Kofuku-ji ở tỉnh Nara, cũng là một di sản thế giới, được cho là đã chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hầu hết đất xây dựng đều bị tịch thu, kiến trúc cũng bị phá huỷ, nhà sư cũng phải hoàn tục và có một khoảng thời kỳ không khác gì những ngôi chùa đã bị phá huỷ.

Năm 1881 là lúc họ phản tỉnh về những hành vi quá đà này, vì trong vài năm qua, di sản văn hoá mang lịch sử 1000 năm đã bị phá huỷ, hoặc bị lưu lạc sang nước ngoài. Hiện nay, một số cái đã được phục chế hoặc mua lại, nhưng vẫn còn nhiều thứ không rõ tung tích.

Kofuku-ji cũng đã được xây dựng lại, nhưng nhiều cảnh quan bị mất và những bức tượng Phật có giá trị đã bị lạc sang nước ngoài thông qua các cuộc đấu giá và vẫn chưa quay lại được.

Giả sử như nếu có dấu tích liên quan đến đầu tượng Phật của ngôi chùa ở trên thì có khả năng nó là di tích đã được phục chế sau đợt phá huỷ trong thời kỳ “Phế Phật Huỷ Thích".

Tàn dư của “Thần Phật Tập Hợp" còn sót sại đến ngày nay

Ngoài ra, ở những khu vực mà phong trào Phế Phật Huỷ Thích diễn ra không quá mãnh liệt, có các ngôi đền chùa vẫn giữ lại bóng dáng của “Thần Phật Tập Hợp" cho đến ngày nay.

Đền Thần đạo có “Ngũ Trọng Tháp" (chùa năm tầng) và ngôi chùa có cổng “Torii" nơi bạn đặt từng chân đến chính là dấu tích của “Thần Phật Tập Hợp" đấy.

Tiêu biểu là chùa Hozan-ji của tỉnh Nara, và di sản thế giới – đền Nikko Tosho-gu của tỉnh Tochigi.

Nhật Bản ngày nay nhận thức rõ ràng rằng cần phải bảo hộ các cơ sở tôn giáo, những nơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ của Thần đạo mà cả Phật giáo và các tôn giáo khác. Tất nhiên, những nơi đó không chỉ là các di sản văn hoá mà còn là nơi nương tựa của lòng người, và cần được lưu giữ mãi về sau.