Fujiwara no Michinaga – Vị quý tộc thời trung cổ đạt đến đỉnh cao của vinh hoa

Ở Nhật Bản, Thiên Hoàng đã trị vì đất nước từ thời cổ đại. Vào thế kỷ thứ 7, một trung thần thân cận với Thiên Hoàng Tenji, tên là Nakatomi no Kamatari, đã được Thiên Hoàng ban cho họ là Fujiwara.

Vào thời trung cổ khi ấy thì việc được cấp trên ban họ cho là một việc vô cùng vinh dự.

Gia tộc Fujiwara trở nên thịnh vượng với vai trò là trung thần thân cận của Thiên Hoàng. Giới quý tộc thời bấy giờ hầu hết đếu lấy họ Fujiwara. Vì vậy mà nếu các bạn học lịch sử Nhật Bản, các bạn sẽ thấy rất nhiều người mang họ này. Dù tất cả những người mang họ Fujiwara đều là hậu duệ của Nakatomi no Kamatari, nhưng sau một thời gian dài, hiện nay không phải ai mang họ này cũng là họ hàng với nhau. Dù cùng mang họ Fujiwara nhưng những người này lại có thân phân và nơi sinh sống hoàn toàn khác nhau. Điều này chính người Nhật cũng cảm thấy bối rối khó hiểu.

Gia tộc Fujiwara như thế được gọi là Fujiwara Bắc gia. Họ thường đảm nhiệm chức quan Nhiếp chính (phò tá cho Thiên Hoàng lúc trẻ) và Quan bạch (phò tá cho Thiên Hoàng đã trưởng thành). Vì vậy mà gia tộc này còn được gọi là Nhiếp Quan gia.

Thời đại mà Nhiếp Quan gia nắm giữ chính trị được gọi là “chính trị Nhiếp Quan". Và người làm nên thời kỳ thịnh vượng nhất của chính trị Nhiếp Quan chính là Fujiwara no Michinaga, sống vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11.

Cuộc tranh chấp chính trị với cháu trai

Cha của Michinaga là một Nhiếp chính – Quan bạch của Triều đình. Tuy nhiên, Michinaga lại vốn là con trai thứ tư và có hai người anh vô cùng ưu tú nên suốt tuổi trẻ của mình, ông không thể nào nổi bật lên được.

Sau cái chết của cha vào năm 990 thì đến năm 995, hai người anh của Michinaga cũng lần lượt qua đời. Con trai của người anh cả là Korechika trở thành Quan bạch phò trợ cho Thiên Hoàng Ichijou. Nhưng Michinaga luôn trăn trở việc Korechika trở thành Quan bạch bởi Korechika lúc này vẫn còn quá trẻ. Được sự ủng hộ của Hoàng Hậu, ông đã tranh chấp với Korechika để giành lấy vị trí này. Từ đó mở ra cuộc xung đột chính trị giữa chú và cháu trai, nhằm tranh giành vị trí Tả Đại Thần phò trợ Thiên Hoàng.

Họ tranh cãi gay gắt trong các cuộc họp và người hầu của họ cũng gây nên những cuộc ẩu đả náo loạn trên phố.

Sau đó, vào tháng 1 năm 996, một vụ bê bối lớn về quan hệ với nữ giới của Korechika và em trai đã bại lộ. Korechika bị giáng chức và Michinaga trở thành Tả Đại Thần.

Tham vọng của Michinaga

Dù trở thành Tả Đại Thần nhưng Michinaga lại không muốn làm Quan bạch, bởi ông đang nuôi tham vọng to lớn hơn. Quan bạch dù gì cũng chỉ là một người phu giúp cho Thiên Hoàng đã trưởng thành thôi. Để có thể tự mình điều hành vấn đề chính trị, Michinaga định sẽ âm mưa đưa cháu của mình lên làm Thiên Hoàng còn bản thân sẽ trở thành Nhiếp chính.

Đầu tiên, vào năm 999, ông cho con gái lớn của mình là Akiko kết hôn với Thiên Hoàng Ichijou. Tuy nhiên, lúc này Thiên Hoàng đã có vợ chính là Sadako. Sadako cũng là em gái của Korechika và họ đã có một người con trai.

Tiếp đó, ông muốn đưa con gái mình lên làm chính thê của Thiên Hoàng. Mặc dù lúc bấy giờ Nhật Bản đang theo chế độ đa thê, nhưng việc có hai người vợ chính lại là việc trước đó chưa từng có.

Akiko cũng đã hạ sinh một bé trai vào năm 1008, đến năm 1011 thì Thiên Hoàng Ichijou qua đời. Người được chỉ định kế vị Thiên Hoàng Ichijou là người em họ – Thiên Hoàng Sanjou.

Khúc ca trăng tròn

Thật ra, mẹ của Thiên Hoàng Sanjou là chị gái của Michinaga. Michinaga đã gả đứa con gái thứ của mình là Kiyoko cho Thiên Hoàng Sanjou trước khi ông lên ngôi Thiên Hoàng.

Tuy nhiên, mẹ của Thiên Hoàng Sanjou đã mất khi ông còn quá nhỏ nên ông không cảm nhận rõ sự gắn kết máu mủ với Michinaga.

Kiyoko đã sinh cho Thiên Hoàng Sanjou một bé gái và một người vợ khác đã sinh một bé trai tên là Atsuakira Shinnou, người được chỉ định sẽ kế vị Thiên Hoàng sau này. Tức là, có một sự đối đầu giữa Thiên Hoàng Sanjou và Michinaga – người muốn đưa con trai của Thiên Hoàng Ichijou với Akiko lên kế vị.

Tuy nhiên, phía Michinaga có nhiều đồng minh hơn. Thiên Hoàng Sanjou bị cô lập, lại còn lâm bệnh nặng nên không còn nhìn thấy được nữa. Thêm vào đó, xung quanh nội lý (nơi ở của Thiên Hoàng) toàn là lửa, gây nên một sức ép rất lớn. Michinaga làm vậy để buộc Thiên Hoàng Sanjou phải từ ngôi. Cuối cùng, không chịu nổi sức ép từ phía Michinaga, vào năm 2016, Thiên Hoàng Sanjou đồng ý từ ngôi với điều kiện đưa Atsuakira Shinnou lên kế vị.

Tuy nhiên, Atsuakira Shinnou lại không có mối quan hệ thân thích với người đang nắm giữ quyền lực chính trị tối cao là Michinaga, và bố vợ của ông cũng không phải là người được người khác tín nhiệm, nên không ai muốn theo ý kiến của Shinnou cả.

Năm 1017, Michinaga đã chuẩn bị nhường quyền thừa kế cho con trai trưởng là Yorimichi. Rồi vào tháng 5 năm đó, Thiên Hoàng Sanjou qua đời, Atsuakira Shinnou cũng nhường lại vị trí kế vị Thiên Hoàng cho con trai của Thiên Hoàng Ichijou với Akiko.

Tháng 3 năm 1018, Thiên Hoàng Goichijou 11 tuổi lên ngôi, và ông của Thiên Hoàng chính là Michinaga đã chính thức trở thành Nhiếp chính như ông hằng mong muốn. Và với việc con gái thứ 3 của ông là vợ chính của Thiên Hoàng Goichijou, ông trở thành cha của 3 vị Hoàng Hậu. Đây quả thực là bản hùng ca về đỉnh cao của quyền lực.

Ngày thành hôn của người con gái thứ ba, một buổi tiệc rượu được tổ chưc tại dinh thự Tsuchiika Dodono của Michinaga. Họ đã cùng nhau hát bài waka dưới đây.

「この世をば わが世とぞ思ふ 望月(もちづき)の 虧(かけ)たることも なしと思へば」

(konoyo wo ba, wagayotozoomofu, mochidzuki no kaketarukotomo nashitoomoheba)

Bài waka này có nghĩa là: “Thế gian này hoàn toàn là giành cho ta. Không thiếu bất cứ điều gì, như là trăng tròn vậy!"

Hiện nay, một số tàn tích dinh thự của Michinaga vẫn còn ở vườn ngự uyển Kyoto.

Địa danh Di tích Tsuchimika Dodono (土御門殿跡)
Địa chỉ Vườn ngự uyển Kyoto, Kamigyo-ku, thành phố Kyoto, phủ Kyoto
Bản đồ

Những năm cuối đời của Michinaga

Tuy nhiên vào năm 1019, Michinaga bị bệnh và rút lui hoàn toàn khỏi việc chính trị. Ông xuất gia trở thành nhà sư và tập trung cho việc xây dựng chùa Houjou-ji. Ngôi chùa này có kiến trúc vô cùng đẹp và được coi là đỉnh cao vinh hoa của Michinaga.

Năm 1028, khi biết được bệnh tình của mình không thể chữa khỏi và đoán trước được ngày giờ mà mình sẽ chết, ông đã đi quanh ngôi chùa Houjouji rồi nằm xuống trước tượng Phật A Di Đà với mong ước mình có thể được siêu thoát về miền cực lạc, rồi ra đi khi được các tăng lữ bao quanh.

Houjouji đã bị tàn phá vào thế kỷ 14 bởi khói lửa và chiến tranh. Hiện nay chỉ còn lại một đài tưởng niệm.

Địa danh Di tích chùa Houjou-ji (法成寺址)
Địa chỉ Phía bắc, cửa tây, Teramachi, đường Koujinguchi, Kamigyo-ku
Bản đồ

Dòng họ Fujiwara sau thời kỳ đó

Sau đó, con trai trưởng của Michinaga cũng gả con gái mình cho Thiên Hoàng nhưng họ không có cậu con trai nào cả. Vì vậy mà hậu duệ của Michinaga đã bị đẩy ra khỏi Fujiwara Bắc gia, chính trị Nhiếp Quan cũng sụp đổ.

Dù vậy thì những hậu duệ của ông vẫn đóng vai trò quan trọng trong vũ đài chính trị, và vẫn có những tác động sâu sắc đến lịch sử Nhật bản sau này trên phương diện chính trị và văn hóa.