Kiến thức văn hóa Nhật Bản – Koma-inu và shishi

Nếu đến một ngôi đền hay chùa, chúng ta sẽ bắt gặp bức tượng của một sinh vật kì dị vừa giống chó vừa giống sư tử ở hai bên. Chúng được gọi là “koma-inu" (狛犬), và người ta tin rằng đó là sứ giả của các vị thần trong Thần đạo Nhật Bản.

Và tại các lễ hội Nhật thường sẽ xuất hiện các vũ công đeo mặt nạ một sinh vật kì dị nữa vừa giống chó lại vừa giống trâu. Loài vật đó được gọi là “shishi" (獅子).

Cả “koma-inu" hay “shishi" đều là những sinh vật hư cấu dựa trên loài sư tử.

Sư tử, shishi, và koma-inu

Để lần theo nguồn gốc sự xuất hiện của “koma-inu" ở các đền thờ, ta sẽ quay về lại phương Đông cổ đại, với Ai Cập cổ đại hay văn minh Lưỡng Hà, v.v… Ở phương Đông cổ đại, sư tử được đặt làm tượng bảo vệ các miếu thờ để thay cho tượng nhân sư trong các kim tự tháp.

Thêm vào đó, ngay cả ở Ấn Độ cổ đại, việc đặt tượng sư tử như một sự bảo hộ ở hai bên tượng phật chính là sự bắt đầu cho mối liên kết với Phật giáo. Ở Trung Quốc cũng phỏng theo điều đó và đặt tượng “shishi".

“Shishi" là tiếng Trung của từ “sư tử", nhưng ở Trung Quốc lại không có sư tử. Vậy nên nó được thiết kế lại như một sinh vật tưởng tượng giống một con chó mọc lông trên đầu.

Và khi Phật giáo đi qua bán đảo Triều Tiên và đến Nhật thì cũng đã truyền bá cả shishi.

Ở Nhật Bản đương nhiên là cũng không có sư tử. Ở Trung Quốc có hổ nhưng ở Nhật thì không, nên cũng không có khái niệm “con mèo lớn". Do đó người Nhật khi đấy đã hiểu lầm “shishi" là con chó có kích cỡ lớn.

Bên cạnh đó, người ta liên kết với “koma" – một cách gọi kiểu Nhật của vương quốc Cao Ly (高麗) từng chi phối bán đảo Triều Tiên thời bấy giờ, và bắt đầu gọi là “koma-inu".

Sau khi du nhập vào Nhật Bản và được điều chỉnh thêm, người ta đã gọi shishi mọc sừng là “koma-inu", và loài vật không có sừng là “shishi".

Tuy nhiên, hiện nay sự phân biệt đó vẫn còn khá mập mờ, người ta gọi loài vật được đặt ở đền thờ là “koma-inu", và loài vật múa trong các lễ hội là “shishi" mà không liên quan đến việc có sừng hay không.

Hãy cùng quan sát “koma-inu" nào!

Tùy vào ngôi đền mà có các kiểu koma-inu khác nhau. Bên cạnh “con vật có sừng" đã đề cập ở trên, cũng có khi người ta đặt vào chú chó con đáng yêu hay để cặp chó đực – cái hai bên đền.

Ngoài ra, tùy vào từng đền thờ mà người ta sẽ đặt một loài vật được cho là sứ giả của vị thần được thờ tại ngôi đền đó thay cho koma-inu. Trong trường hợp đó, chúng sẽ được gọi là “koma-usagi" (thỏ đá), “koma-tora" (hổ đá), hay “koma-hato" (bồ câu đá), v.v…

Trong những người đến thăm đền thờ cũng không ít người cảm thấy thích thú và chú tâm đến những koma-inu.

Nếu bạn có dịp đến các miếu thờ Nhật Bản khi đi du lịch, thì hãy thử quan sát kĩ các bức tượng koma-inu xem nhé!

Shishi trong lễ hội ăn người!?

Điệu múa của shishi diễn trong các lễ hội Nhật được gọi là “shishi-mai". Hoạt động đó càng chuyên nghiệp thì càng phải đứng xa người, để khán giả có thể hoàn toàn thấy giống như sinh vật “shishi" đang múa vậy.

Nếu bạn chăm chú theo dõi hoạt động độc đáo này suốt thì có thể sẽ thấy được shishi đến gần các vị khách đứng xung quanh và ngoạm đầu của họ đấy!

Thật ra hành động này không phải là ăn con người, mà là đang ăn tà khí trong con người.

Với những bạn nhỏ đi xem, có một số bé sợ hãi và bật khóc, nhưng khi lớn đến một độ tuổi nhất định nào đó, việc được shishi ngoạm lại thành cách chứng tỏ bản thân ở một vị trí xã hội nào đó, và khi sức nóng trong lễ hội lên cao, các vị khách sẽ hô lên “Ngoạm đi!" mỗi lần shishi đến gần và đưa đầu ra.

Vì shishi ngoạm rất nhẹ như chú chó hay mèo gặm lúc giỡn, nên sẽ không đau đâu! Nếu có cơ hội thì bạn hãy thử để được ngoạm xem nhé!

koma-inu,shishi

Posted by Taru