Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (6) – Văn hoá Hakuho hình thành thế nào?

Ở bài “Lịch sử Nhật Bản và Thiên Hoàng (phần 5)“, tôi đã kể cho các bạn về nhân vật chính của lịch sử Nhật Bản thế kỉ VII – Thiên Hoàng thứ 38 Tenji đã bại trận trước Tân La ở Bán đảo Triều Tiên như thế nào.

Thiên Hoàng Tenji và Thiên Hoàng Tenmu

Thiên Hoàng Tenji sau khi về nước đã dốc tận tâm tận lực củng cố đất nước. Sau khi Thiên Hoàng Tenji qua đời, người kế vị là Hoàng tử Otomo – con trai ông – lúc bấy giờ vẫn còn rất trẻ nên bị rất nhiều người phản đối.

Hơn nữa, cũng có rất nhiều người phản đối mối quan hệ hữu nghị đối với nhà Đường mà Thiên Hoàng Tenji đã xây dựng, vì vậy mà Nhật Bản đã xảy ra các cuộc nội loạn. Chiến tranh Nhâm Thân xảy ra vào năm 671 được xem là cuộc nội chiến lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cổ đại. Kết quả là Hoàng tử Otomo đã chết vì bị dồn ép vào đường cùng.

Người kế vị chính là Thiên Hoàng Tenmu, em trai của Thiên Hoàng Tenji. Thiên Hoàng Tenmu đã hủy bỏ việc cử sứ giả đến nhà Đường, thay vào đó, ông lại cử sứ giả đến Tân La. Người ta cho rằng có vẻ như ông đang có ý định hợp tác với Tân La để cùng lật đổ nhà Đường.

Thiên Hoàng Tenmu

Thiên Hoàng Tenmu được biết đến là một vị hoàng đế vô cùng anh minh vào thời cổ đại, ông tuyển chọn quan lại trong triều đình dựa vào tài năng chứ không phải do mối quan hệ của họ với các quan thần đương nhiệm, ông cũng cho phép phụ nữ có thể làm việc trong triều đình. Hơn thế nữa, người ta cũng cho rằng ông là vị Thiên Hoàng đầu tiên dùng tên “Nhật Bản" để gọi một đất nước trước nay vẫn được gọi là nước Oa. Hệ thống cai trị, tôn giáo và văn hóa của đất nước đã được thiết lập trong thời đại của Thiên Hoàng Tenmu và Thiên Hoàng Jitou kế vị ông, những người đã sống cách đây hơn 1300 năm. Một số điều được thiết lập vào thời đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, Thiên Hoàng Tenmu đã qua đời khi những việc tâm huyết của mình vẫn còn dang dở, và người tiếp tục thực hiện những chính sách mà ông đặt ra chính là vợ ông – Thiên hoàng Jitou.

Xây dựng kinh thành Fujiwara

3 điều cần chú ý trong chính sách mà Thiên Hoàng Jitou thực hiện chính là xây dựng luật lệnh (hệ thống pháp luật bao gồm luật hình sự, luật hành chính,…), thiết lập chế độ trung ương tập quyền, và xây dựng kinh thành Fujiwara.

Cho đến nay, dù đã có Thiên Hoàng mới kế vị, xây kinh thành mới, hay di dời thủ đô đến nơi khác, dù từ “miyako" (都) đã ra đời để biểu thị cho ý nghĩa “thủ đô" (首都 – shuto) hay Thiên Hoàng cứ tiếp tục thay đổi thì kinh thành Fujiwara vẫn mãi trường tồn ở đó. Kinh thành được xây dựng theo hơi hướng của kinh thành Trung Hoa, hoạt động theo phương thức kế nhiệm từ đời này sang đời khác.

Hiện nay, một phần dấu tích của thành Fujiwara được duy trì như một công viên. Ở đó, cứ mỗi một mùa sẽ lại có một loài hoa khác nhau, tạo nên những phong cảnh tuyệt đẹp xuyên suốt một năm. Dưới đây là những hình ảnh của kinh thành Fujiwara thời cổ đại, được tái hiện bằng đồ họa vi tính (CG).

Địa danh Di tích kinh thành Fujiwara (藤原宮跡)
Trang web http://www.city.kashihara.nara.jp/kankou/
Số điện thoại 0744-47-2270(Kashihara Navi Plaza)
Địa chỉ Phố Daigo, thành phố Kashihara, tỉnh Nara
Bản đồ
Thời gian mở cửa Mở cửa 24 giờ

Xung quanh còn có đền Kashihara và chùa Asuka.

Vào thời của kinh thành Fujiwara, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được tạo ra mang văn hóa Hakuho (白鳳). Phong cách kiến trúc đã được định hình, các bức tượng Phật và tranh bích họa được tạo ra nhiều, và các nghệ sĩ nổi tiếng về thơ Waka cũng được đánh giá cao. Đặc biệt hơn, chùa Horyu-ji và chùa Yakushi-ji, những công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới, đến nay vẫn lưu giữ phong cách kiến trúc, tượng Phật điêu khắc và tranh bích họa của văn hóa Hakuho.

Tháp Đông – chùa Yakushi-ji ở Nara. Nơi đây đến nay vẫn mang bóng dáng của ngày xưa.
Chùa Horyu-ji ở tỉnh Nara. Đây được coi là công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay.
Tượng Phật lớn tại chùa Yakushi-ji, tỉnh Nara
Bức bích họa tuyệt đẹp trong lăng Takamatsuzuka, tỉnh Nara