Nón lá Etchu Fukuoka ở tỉnh Toyama

Nón lá Etchu Fukuoka ở tỉnh Toyama

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá Nhật Bản trong các dịp lễ hội hay đâu đó trên dường phố chưa?

Với người dân xứ Phù Tang nói chung và tỉnh Toyama nói riêng, hình ảnh chiếc nón lá Etchu Fukuoka chân chất gắn bó cùng người nông dân trong các công việc đồng áng đã trở thành ký ức đẹp.

Nón lá Etchu Fukuoka được sản xuất tại thành phố Takaoka, thành phố Tonami, thành phố Oyabe và thành phố Nanto, tỉnh Toyamaa được chính thức công nhận là nghề thủ công truyền thống vào năm 2017.

Ngày nay số lượng nón lá sản xuất nói chung đã giảm đi đáng kể trên toàn nước Nhật do nhu cầu sử dụng. Nhưng tại Toyama, nón lá Etchu Fukuoka vẫn duy trì toàn bộ quy trình sản xuất truyền thống từ công đoạn trồng cói đến khâu đan cói. Trong bài này, mời các bạn cùng WAppuri khám phá vẻ đẹp của nón lá Etchu Fukuoka nhé!

Lịch sử nón lá Etchu Fukuoka

Nón lá Etchu Fukuoka (nón lá trong tiếng Nhật là “sugegasa”, còn “Etchu” chính là tỉnh Toyama ngày nay) được sản xuất tại thị trấn Fukuoka, thành phố Takaoka, tỉnh Toyama từ xa xưa.

Bắt nguồn từ các đợt lũ lụt trên sông Oyabe khoảng 400 năm trước, các đầm lầy đầy phù sa màu mỡ có nguồn gốc từ bờ biển được hình thành, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ loại cói chuyên để dùng để đan nón lá. Ban đầu, người ta thử dùng loại cói này để đan nón và phát hiện ra nó rất nhẹ và có độ bền cao. Kể từ đó nón lá đan bằng loại cói này rất được ưa chuộng và nghề đan nón cũng phát triển như một công việc kinh doanh phụ của địa phương.

Nón lá Etchu Fukuoka ở tỉnh Toyama

Đến năm 1670, Maeda Tsunanori (người đứng đầu thế hệ thứ 5 của gia đình Kaga Maeda) đã đứng ra bảo hộ và phát động công cuộc công nghiệp hoá toàn diện ngành sản xuất nón lá tại địa phương.

Cuối thời Mạc phủ Tokugawa được xem là giai đoạn hàng kim của ngành sản xuất nón lá: số lượng nhà buôn ngày càng tăng, các hội chợ nón lá cho giới quý tộc cũng được thành lập tại thị trấn Fukuoka. Năm đầu tiên của thời đại Genji (1864), có đến 2,1 triệu chiếc được xuất xưởng trong năm.

nón lá nhật

Nón lá được sản xuất ở đây dần dần được phổ biến rộng rãi, ảnh hưởng sang các khu vực sản xuất nón lá khác nằm rải rác ở phía biển Honshu của Nhật Bản. Đến những năm 30 của kỷ nguyên Showa, số lượng lô hàng đã vượt quá 1 triệu chiếc và thị trấn Fukuoka trở thành khu vực sản xuất chính của nón lá.

nón lá nhật bản

Mặc dù số lượng sản xuất ngày nay đã giảm đi đáng kể (chỉ còn khoảng 30.000 chiếc mỗi năm), công nghệ sản xuất nón lá tiên tiến sử dụng cói chất lượng cao được trồng tại địa phương vẫn được người dân tiếp tục duy trì. 90% sản lượng của Nhật Bản đều được sản xuất tại đây.

Đặc điểm chung của nón lá Etchu Fukuoka

Có rất nhiều loại nón lá được sản xuất tại Fukuoka, Toyama, nhưng nhìn chung đều có đặc điểm là hình tròn. Đường kính của vành nón có thể thay đổi theo tỷ lệ đơn vị 3cm. Người ta sẽ tạo khung xương nón với kích thước phù hợp theo yêu cầu, sau đó dùng loại cỏ cói có tên là Carex dispalata để khâu lại.

Nón lá Etchu Fukuoka ở tỉnh Toyama

Ngoài các loại nón lá tiêu chuẩn được sản xuất như kakukasa, fujikasa, onokasa, fukakasa, mitsukasa, jiro nagakasa, người ta còn sáng tạo ra nhiều kiểu dáng mới vượt xa khuôn khổ truyền thống như hình dạng mũ bảo hiểm, lục giác, kiểu dành cho phụ nữ.

Nón lá Etchu Fukuoka hình mũ bảo hiểm
nón lá
Nón lá Etchu Fukuoka kiểu cách cho phái nữ
Loại mamekasa dùng để làm qua lưu niệm cũng rất được yêu thích.
nón lá

Quy trình sản xuất nón lá Etchu Fukuoka

  • Phơi khô cói

Từ cuối tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch cói, cói sau khi trồng khoảng một năm sẽ được cắt và phơi phô dưới nắng.

nón lá

Thông thường người ta sẽ buộc đầu lá cói, sau đó trải ra hình nan quạt và phơi trong 4 đến 5 ngày nắng. Khi mặt trước và mặt sau đã khô hoàn toàn, cói ban đầu có màu xanh sẽ chuyển dần thành màu trắng.

  • Làm khung xương
nón lá nhật bản fukuoka

Khung xương của nón được làm từ tre, tre niga, tre kara, tre moso có đặc tính cứng cáp nên được dùng để làm vòng ngoài của khung xương.

  • Phân loại cói
lá cói

Mỗi bộ phận của nón sẽ sử dụng loại cói khác nhau.

Cói có phần lá bản lá rộng (cói mẹ) được sử dụng cho lớp trên bề mặt, tiếp đến là cói có kích thước bản lá trung bình (shikake được dùng để quấn theo hình mạng nhện trong xương mũ, cuối cùng là lớp cói mỏng nhất (yoriko) dùng để nối xương ở vòng ngoài.

  • Kỹ thuật đan nón

Người ta sử dụng một dụng cụ gọi là sashibira hình thìa được làm từ tre để đan sợ cói xen kẽ trên dưới. Kỹ thuật này còn được gọi là hasanke. Sau đó cứ tiến hành quấn từng sợi cói xen kẽ trên dưới theo hình mạng nhện.

đan nón lá nhật bản

Sau đó người ta sẽ đặt lớp cói mẹ lên bề mặt buộc chặt lại bằng chỉ và dùng kim có chỉ màu vàng (chiều dài khoảng 10 cm) khâu lại theo hình xoắn ốc. Khi may đến đỉnh nón, người ta sẽ buộc lại.

Cùng xem người thợ làm nón Etchu Fukuoka tỉ mỉ đan từng đường kim mũi chỉ như thế nào nhé!

Tổng kết

Trải qua hằng trăm năm, chiếc nón lá Etchu Fukuoka quen thuộc với người nông dân trong công việc đồng áng che nắng che mưa giờ đây đã trở thành biểu tượng thủ công truyền thống, nét đẹp văn hoá khi nhắc đến vùng đất Toyama.

Công nghệ truyền thống vẫn được người dân Toyama duy trì và kế thừa đến ngày nay. Giá trị văn hoá của nón lá Etchu Fukuoka được công nhận bao gồm toàn bộ cả quy trình sản xuất, từ công đoạn trồng cói đến chế tạo, đan nón. Mỗi một chiếc nón làm ra đều được người thợ thủ công tỉ mỉ dành cả tâm huyết vào. Có lẽ chính nhờ vậy, nón lá Etchu Fukuoka vẫn giữ được vị trí nón lá hàng đầu tại Nhật Bản.

Nếu có dịp đặt chân đến vùng đất này, các bạn hãy thử trải nghiệm ghé thăm những ngôi làng sản xuất nón lá Etchu Fukuoka thử nhé!