Văn hóa truyền thống Nhật Bản – 12 con giáp

12 con giáp là cách biểu hiện thời gian và phương hướng từng được dùng vào thời Trung Quốc cổ đại như “Tý (子 – ne)", “Sửu (丑 – ushi)", “Dần (寅 – tora)", “Mão (卯 – u)", “Thìn (辰 – tatsu)", “Tỵ (巳 – mi)", “Ngọ (午 – uma)", “Mùi (未 – hitsuji)", “Thân (申 – saru)", “Dậu (酉 – tori)", “Tuất (戌 – inu)", “Hợi (亥 – i)". Các chữ trong dấu ( ) là cách đọc trong tiếng Nhật của từng chữ Hán tự.

Cách dùng của 12 con giáp tại Nhật Bản

Ngày xưa, 12 con giáp cũng thường được sử dụng ngay cả ở Nhật, nhưng ngày nay người ta không mấy khi dùng nữa. Đặc biệt, nhiều người Nhật còn không biết năm tuổi nào ứng với từng con giáp.

Tuy nhiên, trên thiệp chúc mừng năm mới “Nengajo" sẽ vẽ những con vật ứng với năm đó. Nhân tiện thì, con giáp năm 2020 chính là “Tý (con chuột)" đấy. Ngoài ra, khi có một nhóm 12 người xuất hiện trong manga hoặc anime, thì tên và hình dạng sẽ thường được xây dựng gắn liền với 12 con giáp.

Và hiện nay vẫn còn những văn hóa như dựa trên con giáp của năm bản thân sinh ra mà sẽ nói là “Tôi sinh năm Hợi (con heo)" hay “sinh năm Mão (con thỏ)", hoặc gọi những người cùng con giáp nhưng lệch nhau 12 tuổi là “chênh 1 con giáp", và gọi những người cách nhau 24 tuổi là “cách 2 con giáp". Vậy nên khi biết về con giáp của mình, nhiều người sẽ cảm thấy thân thiết với những người cùng con giáp giống họ, hoặc những con giáp hợp tuổi.

“Hợi" là lợn rừng

Trong tiếng Trung Quốc, “猪 (inoshi – lợn rừng)" nghĩa là “buta – con lợn", nhưng “inoshi" trong tiếng Nhật lại mang ý nghĩa là lợn rừng. Do đó, tại Nhật, khi vẽ con vật ứng với 12 con giáp, “Hợi" sẽ được vẽ dưới hình ảnh một con lợn rừng.

“Mão" là con thỏ

“Mão" được coi là “con mèo" ở Thái Lan hay Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó được mặc định là “con thỏ". Điều này là do “thỏ" không phải là động vật phổ biến tại Thái Lan hay Việt Nam.

Bên cạnh đó, ở Nhật từ xưa đã có loài thỏ hoang dã, nhưng lại không có mèo. Những chú mèo tại Nhật hiện nay vốn là được nhập về từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7.

“Mùi" là con cừu

Vì cừu không phải là loài động vật phổ biến ở châu Á nên thường được vẽ thành dê, nhưng ở Nhật thì cũng không có dê. Đối với người Nhật thời bấy giờ, cả hai đều là những sinh vật dựa trên tưởng tượng, vì vậy nên Mùi vẫn được để nguyên là cừu.

Truyền thuyết về 12 con giáp

Ở Nhật, câu chuyện về khởi nguyên để quyết định thứ tự 12 con giáp hay lý do không có mèo cũng được lưu truyền lại.

Ngày xửa ngày xưa, thượng đế tập hợp tất cả các loài động vật và tổ chức một cuộc chạy đua để xác định thứ tự 12 con giáp.

“Ta sẽ chọn 12 con vật đến trước cửa nhà sớm nhất trong ngày 1/1."

Nhưng con mèo đã không nghe rõ nên hỏi chuột ngày nào sẽ tổ chức đua, và chú chuột đã nói dối rằng “Ngày 2/1" để giảm bớt đối thủ.

Chú bò cử động chậm chạp nên đã khởi hành từ sáng sớm khi chưa một ai thức dậy. Nhưng ngay trước khi chạm đến đích, thì đột nhiên chú chuột ở trên lưng bò bất chợt phóng ra, nên chuột ở vị trí thứ nhất và bò xếp thứ 2.

Cuối cùng, những con vật khác cũng lần lượt đến trước cổng của Thượng đế và thứ tự 12 con giáp được quyết định.

Ngày hôm sau, chú mèo vì tin vào lời nói dối của chuột nên mới đến nơi, và lúc đó mới biết thứ tự 12 con giáp đã được chốt, còn bản thân mình thì bị lừa. Cho nên đến tận ngày nay, mèo hễ nhìn thấy chuột là sẽ rượt theo bắt.

Các chủ đề tương tự với người Nhật

Tại Nhật Bản ngày nay, 12 con giáp không còn được sử dụng như một cách xác định tuổi, vì vậy nhiều người nước ngoài ngạc nhiên về việc người Nhật biết về 12 con giáp. Nhưng người Nhật lúc đó cũng không biết mấy về sự xuất hiện của 12 con giáp ở các nước châu Á ngoài Trung Quốc. Vì lẽ đó, chủ đề 12 con giáp đã trở thành một đề tài thú vị gây ngạc nhiên cho cả 2 bên.

Ngoài ra, có những người Nhật biết rằng năm Hợi chính là năm con heo ở Trung Quốc, nhưng lại không biết sự khác biệt nào khác giữa các loài động vậy còn lại. Đặc biệt, “những người Việt sinh năm Mẹo" ắt hẳn sẽ có những bất mãn về việc mèo không được đưa vào 12 con giáp của Nhật, và họ cũng được những người Nhật yêu mèo ghen tỵ không biết chừng!