Dấu hiệu nhận biết hội chứng Asperger, bạn đã biết chưa?

Tôi bắt đầu làm việc tại trường hỗ trợ đặc biệt vào năm 1999. Vào thời điểm đó, hội chứng Asgerger vần còn là một từ xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó đến nay đã hai mươi năm trôi qua rồi, và gần đây có những người nổi tiếng đã nói trên chương trình TV rằng “Tôi mắc phải hội chứng Asperger nên đã phải khổ sở từ lúc nhỏ" và kể về những đặc điểm của hội chứng này và cuộc sống hằng ngày của họ. Thế là hội chứng này dần dần được xã hội thừa nhận.Ngoài ra, người ta còn xuất bản nhiều đầu sách tiểu luận hay truyện tranh dựa trên các trải nghiệm được viết bởi các cá nhân đã được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger, gia đình của họ hay các chuyên gia. Thay vì che giấu khiếm khuyết này vì cho rằng nó không tốt và tiêu cực, người ta đang có xu hướng chia sẻ nó một cách cởi mở như là “một phần cá tính" của họ. Thế nhưng, có những người mắc hội chứng Asperger và cả những người cận kề họ đang phải khổ sở do không có nhiều người mắc cùng hội chứng ở xung quanh nên họ không được thấu hiểu. Vậy thì, hội chứng Asperger là một hội chứng như thế nào?Hội chứng Asperger là 1 nhánh nhỏ trong số các dạng của “Bệnh tự kỷ" mà tôi đã từng giới thiệu. Tự kỷ có ba đặc điểm: “Có sự chậm trễ trong phát triển ngôn ngữ", “có trở ngại rõ ràng trong mối quan hệ với người khác", và “thể hiện sở thích và hành động theo khuôn mẫu (nguyên tắc)". Trong số những đặc điểm này, hội chứng Asperger không có sự chậm trễ trong việc phát triển ngôn ngữ và có người mắc hội chứng này vẫn có thể có được khả năng ngôn ngữ giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác trong thời thơ ấu của họ. Tuy nhiên, khi trưởng thành hơn, sự vụng về trong các mối quan hệ với người khác ngày càng rõ ràng hơn so với những đứa trẻ khác. Nói cách khác, sẽ dần xuất hiện vấn đề về giao tiếp. Cụ thể, người mắc hội chứng này sẽ không hiểu các hướng dẫn không rõ ràng, chẳng hạn như “Hãy làm điều đó đàng hoàng vào!" hay “Ngồi đâu cũng được, cứ ngồi đại đi!". Hoặc họ có thể làm cho đối phương cảm thấy khó chịu dù không có ác ý khi nói thẳng rằng “Dạo này nhìn bạn béo lên nhỉ?!", hay “Đầu bạn hói đi nhiều đấy". Dù nói là “khuyết tật" nhưng cũng có muôn cách để thể hiện và nó không đơn giản như kiểu “Vì người đó mắc khuyết tật A nên bạn tiếp cận người đó như thế này là xong" được. Do đó, không có “bí quyết" nào có thể “giảm thiểu những khó khăn dự kiến được trong tương lai cho trẻ mắc chứng Aspergaer bằng cách giáo dục phục hồi như thế này". Tuy nhiên, nếu có một cách hữu ích để tiếp cận và giáo dục trẻ (dù trẻ có hay không có khuyết tật), tôi xin đề ra hai điểm như sau. Đầu tiên là “quan sát trẻ cẩn thận bất cứ lúc nào". Thứ hai là “tôn trọng và chấp nhận một cách tích cực những gì trẻ thích, những gì trẻ giỏi và những gì trẻ say mê”.Cuối cùng, tôi sẽ bí mật tiết lộ nhỏ chỉ cho những người đọc bài viết này một lời khuyên tôi nhận được từ đàn anh khi tôi còn là giáo viên tại trường hỗ trợ đặc biệt. Đó là: “Nếu một đứa trẻ nghĩ rằng người lớn đã từng là một đứa trẻ gặp rắc rối thì bản thân đứa trẻ đó đang gặp rắc rối". Có nhiều khi những đứa trẻ khác không cảm thấy gì và hành động như bình thường. Như vậy mới dễ gây căng thẳng với những đứa trẻ bị khuyết tật. Điều quan trọng là phải hiểu được các đặc điểm của trẻ càng sớm càng tốt, rồi tham khảo ý kiến chuyên gia và cung cấp sự hỗ trợ phù hợp cho trẻ với sự hợp tác của gia đình, nhà trường và địa phương. Nhờ đó, trẻ sẽ có thể yên tâm rèn luyện tính cách và phát triển kỹ năng của mình.